Chiến-Lược Biển Đông
Home ] Tham-Luận Biển Đông ] Bản-Đồ Nước Triệu km2 ] Nước Việt H́nh Chữ S ] Bản-Đồ Căn-Bản ] Hải-Giới Đông-Bắc ] Hải-Phận Việt-Khmer ] BaoToBienDong ] Quan-Điểm Cambodia ] Cảng & Đảo Chiến-Lược ] Chi-Tiet Kỹ Thuật (tiếp theo) ] [ Chi-Tiet Kỹ Thuật ] Công Hàm Bán Nước ] Giới Thiệu Sách Biên Giới ] Hải Phận Triệu Km2 ] Hải Phận Triệu Km2 (Tiếp) ] Hải Phận Valencia ] TàiLiệu PhápLư ] Law of the Sea ] RVN WhitePaper75 ] Covington&Burling ] VN Sovereignty ] SRVN's View ] Taiwan Analysis ] HảiChiến TheoTrungCộng ] HoàngSa HảiChiến CTCT ] NguyễnNhă-NghiênCứu HoàngSa ]

Ít nhiều Chi-tiết về Tài-Liệu và Kỹ-Thuật

Author: Gary Richardson and Peter Wittenberg

http://radarproblems.com/calculators/horizon.htm

Horizon calculator - radar / visual

Height h1

Height h2

Radar Horizon

Visual Horizon

 

 

Căn Cứ HQ Trung Cộng

North Sea Fleet (Beihai jiandui), Qingdao (Quỳnh Đảo)

East Sea Fleet (Donghai jiandui),  Ningpo (Ninh-Phố)

South Sea Fleet (Nanhai jiandui),  Zhanjiang (Đạm-Giang)

 

 

Việt-Nam có Giá trị đối với Mỹ

Việt Nam nếu c̣n một chút giá trị đối với Mỹ, th́ không phải kinh tế, chính trị, tài nguyên, hay thị trường, mà vị trí chiến lược pḥng thủ đối với âm mưu bành trướng của Trung cộng trong tương lai, chứ không phải chiến lược chống khủng bố trong nhất thờị Từ lâu Mỹ đă âm thầm thực hiện một pḥng tuyến chiến lược từ Ấn Độ qua Việt Nam tới Nhật Bản.

 

dùng binh cốt lấy nhân ḥa làm gốc

Theo Ngô Tử, đạo dùng binh cốt lấy nhân ḥa làm gốc, v́ «  Bất ḥa trong nước th́ không thể ra quân. Bất ḥa trong quân th́ không thể ra trận. Bất ḥa trong trận th́ không thể tiến chiến. Bất ḥa trong chiến th́ không thể quyết thắng.

 

Trung Quốc mua tàu Khu-Trục của Nga

vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2002/01/3B9B7FC8/

 

Thứ sáu, 4/1/2002, 09:24 (GMT+7)

Mátxcơva đă kư thỏa thuận bán thêm hai tàu khu trục cho hải quân Trung Quốc, hôm qua (3/1). Đây là bước đi nối tiếp một hợp đồng thành công trước đó giữa hai bên.

Năm 2000, Nga đă bán hai tàu khu trục Sovremenny (được trang bị tên lửa siêu âm Moskit, có khả năng đánh ch́m cả hàng không mẫu hạm) cho Trung Quốc. Phía Bắc Kinh đă cấp tiền để hoàn tất việc đóng Sovremenny. Loại tàu khu trục này trước kia được đóng ở Severnayawarf, St Petersburg, để phục vụ hải quân Liên Xô.

Sau đó, Bắc Kinh ngỏ ư muốn mua thêm hai tàu khu trục khác.

Hôm 26/12, báo Vedomosti (Nga) dẫn lời các nguồn tin quân sự cho biết, Matxcơva sẽ cung cấp cho Trung Quốc các loại vũ khí chống tên lửa theo một hợp đồng trị giá 400 triệu USD. Số tiền này sẽ được trừ vào khoản 1,42 tỷ USD mà Nga đă vay Trung Quốc trong năm 2000.

Tú Đạt

 

Trung Quốc Mở Gọng Kềm Từ Bắc Á Xuống Đông Nam

http://nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=26811&z=12 

Huỳnh Cao

 Từ hợp tác kinh tế với Nam Dương nay Trung Quốc chuyển thành đối tác chiến lược, hợp tác Quốc pḥng . Rơ ràng Trung Quốc đang bám trụ Đông Nam Á t́m cách thay chân Hoa Kỳ và Nhật Bản . Do đó, đàng sau nụ cười và bắt tay ngoại giao với Trung Quốc, Nam Dương và các nước trong khu vực không dấu được mối lo Trung Quốc trở thành một thế lực mới với nhiều tham vọng không kém nguy hiểm trong vùng .

 

(Trung-Cộng- Phi-Luật Tân – CS VietNam) Một cách cụ thể, từ thỏa thuận giữa ba quốc gia này th́ các cuộc khảo sát chung sẽ được tiến hành trong 3 năm, tại các địa điểm được xác định tọa độ cụ thể, trên diện tích chung khoảng 143.000 cây số vuông . Thỏa thuận 3 nước vừa kư tại Manila, các lănh đạo Bắc Kinh đă b́nh luận cho đây là "một lựa chọn hợp la v́ tất cả các bên đều có lợị" Lúc c̣n sinh thời Đặng Tiểu B́nh đă chủ trường giải quyết tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng dựa trên mô thức "gác tranh chấp qua một bên để cùng phát triển," được các lănh đạo Bắc Kinh hiện nay gọi là "trí tuệ chính trị Đặng Tiểu B́nh."

 

 Nước đang lo ngại nhất là Nhật Bản, đang có tranh chấp với Trung Quốc về tài nguyên trên biển Đông, vị thế cường quốc kinh tế số 2 thế giới của ḿnh bị đe dọa, và chiếc ghế thường trực Hội Đồng Bảo An mà Tokyo mơ ước từ lâu đang tan mộng dần. Chuyến đi Tân Đề Ly của thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi trong ngày 28-04 để t́m đối tác chiến lược kể như chậm hơn Trung Quốc một bước . Nhật Bản cảm thay cô đơn hơn bao giờ hết v́ đồng minh chiến lược của ḿnh là Hoa Kỳ c̣n đang loay hoay giải quyết vấn đề Iraq và vùng bắc Á .

 

Lănh đạo Cộng sản Hà Nội bị Ba mặt

giáp công và Tứ bề thọ nạn .

* Nguyễn Hữu Sơn www.lmdcvn.org/lm/html/


1/- Chính trị quần chúng: tứ bề thọ nạn
2/- Chính trị quốc tế: ba mặt giáp công
Hiện nay, trên thế giới có ba trung tâm quyền lực đang chia xẻ toàn cầu: Hoa Kỳ, Trung Quốc, và Liên Hiệp Âu Châu. Cả ba quyền lực này đều tấn công nhóm lănh đạo đảng CS bảo thủ trong thời gian mấy tháng vừa qua .
A/- Mặt giáp công thứ nhất: Trung Quốc
Từ nhiều năm nay, nhóm lănh đạo CS xem Trung Quốc là nước anh em cùng chung hoàn cảnh có thể nương tựa được để bảo vệ chế độ xă hội chủ nghĩa. Thế nhưng việc tàu Hải quân Trung Quốc bắn chết 9 ngư phủ VN, bắt đi 8 người và gây thương tích cho 17 người khác đă làm cho CS Hà Nội vỡ mộng và lúng túng . Thế nương tựa vững chắc "môi hở răng lạnh" với 16 chữ vàng của t́nh hữu nghị đă tan vỡ . Giờ này răng đă cắn môi đổ máu, mặc dù CSVN đă kư Hiệp định nhượng cho Trung Quốc khoảng 10 ngàn Km2 lănh hải ở Vịnh Bắc Bộ, thế mà đàn anh Trung Quốc vẫn chưa vừa ḷng . Chỗ dựa của Hà Nội bây giờ trở thành chiếc bẫy bắt người nô lệ
B/- Mặt giáp công thứ hai: Hoa Kỳ
Chánh quyền Hoa Kỳ đă cứng rắn đối với Việt Nam qua việc cho Hà Nội thời hạn 3 tháng để chứng tỏ cải thiện nhân quyền và tự do tôn giáo . Hết thời hạn (hạn chót là 15/3/2005), Hoa kỳ sẽ cứu xét và có thể xếp VN vào danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm như những nước Cuba, Iran; có thể đưa đến một số chế tài về kinh tế, trong khi nền kinh tế VN c̣n non yểu và đang cần viện trợ lẫn đầu tư của các tổ chức tài chánh quốc tế và các công ty tư bản. Đây là một ván bài ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng CSVN .
C/- Mặt giáp công thứ ba: Liên hiệp Âu Châu
Phái đoàn Liên Hiệp Âu Châu đến Hà Nội hội họp về hợp tác kinh tế có mang theo một danh sách các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm để đ̣i CS Hà Nội thả họ ra . Đây là một điều kiện để hợp tác kinh tế và viện trợ .
CS Hà Nội đă "chớp thời cơ " và ưng thuận yêu sách của Liên Hiệp Âu Châu ngay. V́ vậy khi sắp thả các tù nhân này, họ đă thông báo cho LHAC biết, nhưng không thông báo cho Hoa Kỳ.
CS Hà Nội đă tỏ ra ương ngạnh đối với các khuyến cáo của Hoa Kỳ và đă bỏ lỡ những cơ hội cho sự hợp tác tốt đẹp để đưa đất nước tiến lên .
Trong khi đối với Liên Hiệp Âu Châu th́ khác. CS Hà Nội không coi LHAC là đế quốc đầu sỏ, cho nên mặt giáp công từ LHAC, Hà nội coi là dễ chịu hơn hết . Họ "chớp thời cơ" và ưng thuận nghe theo mà không cảm thấy bị mất mặt như đối với Hoa Kỳ . Từ đây, chúng ta có thể thấy LHAC sẽ là người hợp tác và thúc đẩy CSVN dân chủ hóa có hiệu quả hơn là Hoa Kỳ . Dù sao đi nữa, lănh đạo đất nước mà đợi đến đường cùng, lâm vào bế tắc, hết đường đi, mới chịu chọn con đường thích hợp để đi ra th́ thiệt là tệ hại cho đất nước và xấu hổ cho dân tộc Việt thông minh !
Nguyễn Hữu Sơn

 

Sáng kiến An ninh Container

Vùng biển phía Nam Trung Quốc đóng vai tṛ chính trong nền kinh tế và an ninh phần lớn của toàn cầu và đó là lư do tại sao Hoa Kỳ chú tâm kiểm soát khu vực này chặt chẽ hơn nữa. Có 6 quốc gia trong vùng phía nam biển Trung Hoa có chung biên giới biển, nơi hải lộ có 60% tàu chở dầu và 50% tàu chở hàng hoá của thế giới thông thương.

Giám sát và theo dơi việc kiểm soát an ninh

Giáo sư khoa học chính trị David Rosenberg

Cho đến nay đă có có 18 trong số 20 hải cảng nước ngoài được Cơ quan Quan Thuế Hoa Kỳ cho là cần ưu tiên thực hiện, đă tuân thủ sáng kiến này, trong số đó có hai cảng lớn nhất là Hồng Kông và Singapore. Thế th́ các quốc gia kư kết vào chương tŕnh CSI phải làm ǵ để tuân hành quy định đó.

Ông Rosenberg cho biết rằng trước hết họ phải chấp thuận việc bổ nhiệm một viên chức thuế quan Hoa Kỳ giám sát và theo dơi việc kiểm soát an ninh. Rồi họ c̣n phải trang bị máy ḍ tất cả những kiện hàng.

Việc kiểm soát không những ḍ t́m vơ khí sinh hoá hay các lọai vơ khí qui ước mà c̣n cả những lọai phóng xạ, các lọai ma túy trái phép, các món khác cần quan tâm. Sau đó họ phải lập danh sách điện tử ghi lại những ǵ nằm trong các container đó cho Hoa Kỳ và tiếp tục nâng cấp các biện pháp đó theo những tiêu chuẩn sau này được loan báo.

Sáng kiến Cấm phổ biến vơ khí

Biện pháp an ninh thứ nh́, được biết dưới tên gọi tắt là PSI tức Sáng kiến Cấm phổ biến vơ khí, được ban hành vào tháng 9 năm 2003. Biện pháp này chủ yếu là nhằm tịch thu các lọai vơ khí có khả năng hủy diệt lớn và các lọai kỹ thuật liên quan, trên đường biển cũng như đường hàng không, trước khi chúng rơi vào tay quân khủng bố hay những xứ bảo trợ cho khủng bố.

Ông Rosenberg giải thích: “Một biện pháp nữa được chính phủ Bush đưa ra là t́m cách lấy tin tức về những chuyến hàng khả nghi rồi cho lệnh chận bắt giữ các tàu hàng khả nghi để khám xét. Ngoài ra c̣n khuyến khích tất cả những nước tham dự cải tiến luật lệ của họ theo hướng dẫn tổng quát về những chất liệu cần cấm phổ biến”.

Bạn nghĩ ǵ về vấn đề này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

 

Ông TrầnXuânNam

Sự va chạm với một số nước trong vùng Châu Á

www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ 2005/03/03/China_energy_ressources_TSNam

 

Hỏi: Gần đây, người ta nói nhiều đến những va chạm giữa Trung Quốc và một số nước trong vùng Châu Á, những nưóc này là những nước nào?

Đáp: Trung Quốc đă t́m cách bắc cầu ở khắp mọi nơi. Ở Trung Đông th́ Trung Quốc đầu tư nhiều vào Iran, Saudi Arabia và đặt mua dài hạn của Iran và Saudi Arabia cả hàng trăm triệu dầu thô và dầu khí.

Trung Quốc cũng ghé chân vào Sudan và Nigeria ở Châu Phi, đồng thời cũng vươn dài tay tới những nước ở Nam Mỹ như Brazil và Venezuela. Đặt liên hệ với những nước đó th́ làm sao mà không đụng chạm tới quyền lợi kinh tế hay quan tâm chiến lược của Hoa Kỳ?

Trước hết là sự đụng độ với Nhật Bản về cả hai mặt chính trị và chiến lược. Như mọi người đă biết về mặt kinh tế th́ lúc này là trường hợp đôi bên lưỡng lợi. Nhật Bản đầu tư nhiều vào Trung Quốc và cũng bán nhiều mặt hàng cho Trung Quốc như thép và dụng cụ máy móc, nhưng đó là điều có lợi cho cả hai bên, nhưng về mặt chính trị và chiến lược th́ người ta cũng thấy là Nhật Bản đă phản đối việc Trung Quốc cho một tầu ngầm nguyên tử xâm phạm hải phận của Nhật Bản (và Trung Quốc đă lên tiếng xin lỗi) cũng như Nhật Bản đă phản đối những chiếc tầu t́m dầu của Trung Quốc tiến vào vùng những quần đảo Senkaku, phía Bắc Đài Loan mà Nhật Bản cho là của ḿnh.

.. Và những nước trong vùng Đông Nam Á

Trước hết phải nói đến sự phản đối của Việt Nam khi được biết là Trung Quốc đă thỏa thuận với Philippines để khởi sự một chương tŕnh t́m dầu ngay tại vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa, và đă cho một đoàn tầu với dàn khoan đi sâu vào hải phận Việt Nam để t́m dầu.

Rồi tiếp đến lại là sự phản đối của Trung Quốc v́ Việt Nam đă tổ chức đường bay và những chuyến bay cho khách du lịch tới quần đảo Trường Sa, và đă cho PetroVietnam mở cuộc đấu thầu t́m dầu tại vùng hải phận Bắc Bộ để cho những hăng dầu quốc tế dự thầu. Và sau chót là vụ mới đây, tầu của Hải Quân Trung Quốc đă bắn và giết hại ngư dân Việt Nam một cách ttrắng trợn tại miền ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam.

Quần đảo Trường Sa?

Đáp: Thưa, 80% nguyên liệu mà Trung Quốc và Nhật Bản mua từ miền Trung Đông đều phải qua eo biển Malacca để vào biển Nam Hải. Đây là con đường thông thương không có không được đối với hai nước này. Người ta có thể tưởng tượng trong một cuộc xung đột giữa Hoa Lục và Đài Loan, Hoa Kỳ phong tỏa đường biển tiếp tế và bịt kín eo biển Malacca th́ thấy ngay giá trị chiến lược của vùng eo biển này.

Hỏi: Và có phải v́ vậy mà Trung Quốc nhất quyết chiếm hữu Truờng Sa để rồi từ đó sẽ t́m cách bảo đảm được thủy lộ Malacca không bị bế tắc?

Đáp: Trện thực tế th́ đúng như thế. Trung Quốc bề ng̣ai nói là hợp tác hữu nghị vân vân, nhưng thực ra rất cần đến dầu khí. Ở Truờng Sa th́ lại c̣n nhu cầu giao thông chiến lựơc qua eo biển Malacca và phía nam biển Đông, chưa kể đến những giếng dầu có thể có quanh Trường Sa.

Nói tóm lại, nhu cầu về năng lượng của Trung Quốc, tuy bề ngoài chỉ là một vấn đề kinh tế trong thời đại mọi việc đều bị toàn cầu hóa, nhưng trên thực tế là cả một vấn đề chiến lược lớn, liên hệ đến sự ổn định và ḥa b́nh của cả vùng Châu Á-Thái B́nh Dương.

 

 

Vấn đề tranh chấp biển Đông Phỏng vấn Vũ Quang Việt

Cứ thử tưởng tượng Trung Quốc chỉ bằng Mỹ ở thời điểm như hiện nay (chứ không phải to lớn hơn nhiều trong 45 năm sắp tới), tức là Trung Quốc có GDP là 10.000 tỷ US. Họ có thể chi tiêu vào quốc pḥng đến mức 10% GDP mà không sợ kinh tế bị ảnh hưởng mạnh. Với 1.000 tỷ US một năm, c̣n cao hơn Mỹ hiện nay, th́ thế quân sự của Trung Quốc trên thế giới và đặc biệt là ở khu vực Châu Á Thái B́nh Dương có thể sẽ khác hẳn.

Họ đă tuyên bố nhiều lần, vẽ trên bản đồ của họ và được Quốc hội Trung Quốc thông qua nghị quyết là biển Đông thuộc về họ. Trung Quốc kư tham gia Luật Biển Liên Hợp Quốc năm 1996, nhưng lại xác định thêm trong bản kư kết về toàn vẹn chủ quyền trên các đảo và quần đảo theo luật của Trung Quốc, mặc dù Trung Quốc không được coi là một quốc gia quần đảo. Ngoài ra, họ cũng tuyên bố nhiều lần là không đàm phán đa phương về việc này mà chỉ đàm phán song phương về khai thác kinh tế để hai bên cùng có lợi. Tuyên bố trên đi ngược với Luật Biển Liên Hợp Quốc và chính sách song phương này đi ngược với tuyên bố chủ quyền biển Đông. Đă là thuộc về ḿnh th́ tại sao phải đàm phán chia quyền lợi kinh tế trừ khi là trên cơ sở góp vốn làm ăn.

Chiến lược dài lâu và tối đa của Trung Quốc là kiểm soát biển Đông, nếu không được th́ là siêu cường đ̣i hỏi Mỹ chia quyền lợi. Ngoại giao Trung Quốc hiện nay đă từ bỏ con đường than văn về quá khứ bị Nhật và cường quốc Tây phương xâu xé để đ̣i quyền lợi trong đó có việc muốn trở thành lănh đạo để bảo vệ quyền lợi các nước thứ ba. Chính sách ngoại giao đă chuyển sang xác định Trung Quốc là một cường quốc và đ̣i hỏi quyền lợi của một cường quốc.  [Xem Evan S. Medeiros và M. Taylor Fravel, “Chính sách ngoại giao mới của Trung Quốc”, Foreign Affairs, tháng 11-12, 2003)

TĐM: Vậy chiến lược của Mỹ ở Á châu là ǵ?  

Mỹ đă đưa Nhật vào qũi đạo mạng lưới pḥng thủ các cuộc tấn công bằng hoả tiễn và đồng thời khuyến khích Nhật vơ trang lại. Với các nước ASEAN, Mỹ sẽ tăng cường việc hợp tác quân sự chứ không lơ là như trước. Việc lôi kéo Việt Nam cũng điều Mỹ đang làm.  Mỹ sẽ không áp dụng các biện pháp bao vây Trung Quốc, nhưng Mỹ đă thấy ư đồ của Trung Quốc và tiềm năng của họ nên Mỹ không thể không sửa soạn lực lượng để cho Trung Quốc thấy rằng các manh động phải trả giá đắt. Đây là sự khác biệt giữa đánh gíá của Zbigniew Brzezinski, đảng viên đảng dân chủ, cố vấn an ninh của tổng thống Carter trước đây và giáo sư John J. Mearsheimer, đảng viên đảng cộng hoà, giám đốc chượng tŕnh nghiên cứu về chính sách an ninh quốc tế ở đại học Chicago. Brzezinski cho rằng Trung Quốc không điên dại làm chuyện đó v́ Trung Quốc muốn phát triển và v́ bất cứ một cuộc đối đầu nào với Mỹ sẽ làm ngưng trệ kinh tế Trung Quốc v́ Mỹ có thể dễ dàng cấm vận. Ngược lại John J. Mearsheimer cho rằng không thể biết được Trung Quốc sẽ làm ǵ do đó phải sửa soạn đối phó với t́nh huống xấu nhất như kinh nghiệm về Hitler và Nhật trước đây cho thấy điều kiện phát triển khá về kinh tế của Đức và Nhật đă không ḱm hăm nổi các hành động điên cuồng. (Xem "Clash of the Titans", Foreign Policy, số tháng 2-3, 2005, về cuộc thảo luận giữa hai người này.)

Mới đây, quan chức Mỹ càng tỏ vẻ lo ngại về việc tăng cường xây dựng quốc pḥng của Trung Quốc. Nhật cũng lo ngại không kém khi Trung Quốc gửi tầu ngầm nguyên tử xâm phạm vùng lănh thổ Nhật. Ngày 17 tháng 2 năm nay (2005), điều trần trước quốc hội Mỹ, Bộ trưởng Quốc pḥng Rumsfeld cho rằng Trung Quốc đă tăng ngân sách quốc pḥng hàng năm ở tốc độ 2 con số (10% trở lên) trong những năm qua; và năm 2004 Trung Quốc tăng số hoả tiễn có đầu đạn nguyên tử, và tầu ngầm cũng như vơ khí thông thường nhưng tối tân khác. Ngoài ra, Rumsfeld nói Trung Quốc đang đưa hải quân ngày càng xa bờ mà theo t́nh báo Mỹ số tầu chiến Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trong ṿng 10 năm tới. Theo báo New York Times ngày 18/2/2005, với những lo lắng trên, Nhật và Mỹ sẽ gặp gỡ để kư kết thoả ước chung, lần đầu tiên nhận định là an ninh của eo biển Đài Loan là “mục đích chiến lược chung” của hai nước.  Giám đốc CIA điều trần trước ủy ban quốc pḥng thượng viện một ngày trước đó là “khả năng của Trung Quốc đang đe doạ lực lượng quận sự Mỹ ở khu vực.” 

TĐM: Như vậy anh thấy Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào? Trung Quốc bó tay?

Có thể nói, Mỹ sẽ không chấp nhận sự kiểm soát biển Đông của Trung Quốc nhưng sẽ chấp nhận Trung Quốc là cường quốc khu vực với quyền lợi nhất định, v́ đó cũng là cách ngăn ngừa Trung Quốc. Mỹ đă tuyên bố rơ ràng là không để Trung Quốc kiểm soát quyền đi lại trên hải phận quốc tế ở biển Đông. Tất nhiên như vậy Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách tằm thực (tằm ăn dần) chiếm dần các đảo trên biển Đông đặc biệt là thuộc chủ quyền một nước không phải là đồng minh của Mỹ.  Mỹ sẽ tiếp tục chính sách đứng ngoài tranh chấp giữa các nước trong khu vực về biển Đông và khả năng rất lớn là Mỹ sẽ đứng ngoài ṿng nếu có cuộc chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc ở biển Đông. Hiện nay, Tổng thống Bush theo tin báo chí là trong nhiệm kỳ 2 có khả năng chấp nhận Luật Biển Liên Hợp Quốc mà Reagan đă không chịu kư trước đây, với lư do là vùng biển nằm ngoài hải phận thuộc về bất cứ ai có khả năng khai thác. Giới quân sự Mỹ cho rằng luật biển là bước tiến nhằm quản lư các tranh chấp về biển. Luật biển chấp nhận chủ quyền quốc gia 12 hải lư từ bờ, chủ quyền khai thác kinh tế 200 hải lư và những t́nh huống phức tạp về chia địa giới khi các nước có biên giới biển hoặc chủ quyền đảo.

TĐM: Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông sẽ như thế nào? Anh có thể nói thêm về luật biển của Liên Hợp Quốc? Phải chăng nó có thể là cơ sở để giải quyết vấn đề tranh cháp ở biển Đông

VQV:  Xác định chủ quyền của Trung Quốc trên toàn biển Đông là đi ngược với Luật Biển Liên Hợp Quốc đă được nhiều nước thông qua, trừ Mỹ mặc dù khả năng sắp tới là Mỹ cũng thông qua như đă nói ở trên. Luật Biển Liên Hợp Quốc xác định chủ quyền như thế nào? Theo điều 121 của luật này, các đảo là những ḥn đá trên đó không thể nuôi dưỡng nổi con người và đời sống kinh tế tự túc th́ không có vùng chủ quyền kinh tế (Rocks which cannot sustain human habitation or economic life of their own shall have no exclusive economic zone or continental shelf).  Có thể nói chẳng có một ḥn đảo nào trong khu vực Trường Sa là hội đủ điều kiện có thể có nền kinh tế tự túc để Trung Quốc đ̣i hỏi chủ quyền toàn bộ vùng biển giữa Phi, Việt Nam và Mă Lai chẳng hạn. Viêc Trung Quốc chiếm các ḥn đá Mischief và xây dựng căn cứ quân sự là một thí dụ trong việc xác định chủ quyền ở biển Đông. Các nhóm ḥn đá trong khu Trường Sa nếu thuộc chủ quyền của một nước nào đó th́ chỉ có 12 hải lư chung quanh nó là thuộc họ.  Do vậy điều này cần là cơ sở để các nước kiện Trung Quốc ở toà án quốc tế về chủ quyền biển Đông dựa trên Luật Biển Liên Hợp Quốc.

Khi có tranh chấp và khi hai bên không thể tự giải quyết th́ có thể dùng 4 phương tiện giải quyết khác: Toà án Quốc tế (International Court of Justice), Toà án Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea), và một Hội đồng Hoà giải như ghi trong Luật Biển hoặc một Hội đồng Hoà giải đặc biệt mà hai bên đồng ư.

TĐM: Việt Nam nh́n Luật Biển Liên Hợp Quốc như thế nào?

VQV: Việt Nam đă kư kết Luật Biển Cho đến nay thay v́ chấp nhận quan điểm trên cơ sở Luật Biển, Việt Nam cũng tuyên bố mơ hồi gần như Trung Quốc là khu vực Trường Sa thuộc về chủ quyền Việt Nam.  Việt Nam cũng chưa sử dụng các chế tài quốc tế, như toàn án quốc tế để bảo vệ ḿnh. Là một nước nhỏ Việt Nam không thể đơn phương chống lại Trung Quốc do đó cần dùng chế tài quốc tế. Tuy nhiên Việt Nam cũng đă làm những quyết định giải quyết về biên giới đất liền và Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc.  Việc Việt Nam kư kết với Trung Quốc về hiệp định biên giới trên bộ và ở vịnh Bắc Bộ là hoàn toàn đúng đắn. Quan điểm cá nhân của tôi là dù có thiệt tḥi một chút (nếu có thiệt tḥi thật đi nữa) vẫn là điều cần làm để bảo vệ ḿnh và hai hiệp định này được kư kết khi Trung Quốc c̣n yếu cũng là cái may, nếu để đến lúc Trung Quốc trở thành siêu cường mà lại không có hiệp định th́ quả là nguy to. Vấn đề trên biển Đông th́ tất nhiên không thể giải quyết trước mắt. Việt Nam vẫn phải tiếp tục xác nhận chủ quyền ở Hoàng Sa và tất nhiên là một số đảo ở Trường Sa, nhưng không thể là tất cả. Việt Nam cũng cần giải quyết nhanh vấn đề biên giới với các nước trong khối ASEAN, có như thế khối ASEAN mới có thể tiến tới một đối sách chung với Trung Quốc.

 Chỉ nh́n vào hành động của Trung Quốc và trả lời chính thức của họ cũng cho thấy là thái độ của Trung Quốc có tính de doạ, lên mặt đàn anh.

Phải chăng họ muốn nói là tất cả những hành động nào mà Trung Quốc coi là không phải, họ sẽ dùng vũ lực nếu như họ tự cho rằng họ bị tấn công. Và như vậy họ có thể bịa ra bất cứ một lư do nào đó trong tương lai để dùng vũ lực ở bất cứ nơi nào ở biển Đông mà họ cho là của họ khi họ cần dùng vũ lực.

Phải chăng điều này là biểu hiện việc Trung Quốc sẵn sàng dằn mặt Việt Nam trong nhiệm kỳ hai của Bush v́ Bush có dấu hiệu muốn Việt Nam nghiêng hơn về phí Mỹ. Đây chỉ là một giả thiết cần t́m hiểu. Phải chăng Trung Quốc không chấp nhận Việt Nam đứng ngoài sự tranh chấp siêu cường và chỉ muốn Việt Nam ngoảnh mặt về phía Trung Quốc? Quả thật điều này c̣n quá sớm để khẳng định. Một bước sai có thể đưa đến những hậu quả khó lường của Trung Quốc. Việt Nam cần tiếp tục chính sách không nghiêng phe nào, nhưng phải luôn cảnh giác rằng Việt Nam rất cần hữu nghị với Trung Quốc, nhưng không thể coi Trung Quốc là bè bạn, nói chi là bè bạn chí cốt. Việt Nam trong vụ bắn thuyền nhân vừa qua đă rất khiêm nhượng giải quyết “song phương” với Trung Quốc, không muốn tạo dư luận quốc tế đă làm cho chính giới nước ngoài cho rằng Việt Nam nghiêng về phía Trung Quốc. Chừng nào Trung Quốc chưa tuyên bố bỏ việc xác định chủ quyền toàn diện ở biển Đông và chừng nào Trung Quốc chưa chấp nhận tham gia giải quyết đa phương vấn đề chủ quyền theo Luật Biển Liên Hợp Quốc th́ chừng đó Trung Quốc vẫn là hiểm hoạ về an ninh trong khu vực.  

 

 

Lịch sử quan hệ Việt-Trung nh́n từ góc độ đại chiến lược  Hồng Lâm

Mặt khác, nếu Việt Nam muốn hóa rồng th́ phải chọn lựa:

1) hoặc là phải bỏ hệ ư thức vô sản để có thể theo mô h́nh Đông Á,

2) hoặc vẫn giữ hệ ư thức đó và một ḿnh làm chuyện vô tiền khoáng hậu,

3) hoặc theo sau Trung Quốc, họ đi đâu ḿnh theo đó.

Quá tŕnh đổi mới của Việt Nam đă không theo lựa chọn 1. Hiện c̣n quá sớm để kết luận liệu Việt Nam theo hướng 2 hay hướng 3. V́ nếu đi theo Trung Quốc, Việt Nam rồi cũng sẽ phải từ bỏ ư thức hệ vô sản, phải chấp nhận tư sản, cả trong Hiến pháp lẫn trong Đảng. Có thể Việt Nam c̣n đang chờ xem, nếu Trung Quốc thành công th́ sẽ làm theo. Dù thế nào, việc không chọn hướng 1 mà chọn hướng 2 hoặc 3 có nghĩa rằng nhu cầu an toàn là rất lớn đối với Việt Nam. Thậm chí, trong mắt một số người, hướng thứ ba c̣n cho sự an toàn kép: cứ để Trung Quốc nghĩ hộ và làm trước, chờ họ thành công ḿnh sẽ làm theo, thêm nữa, bắt chước Trung Quốc sẽ làm Trung Quốc vừa ḷng (Điều sau này không hẳn đă đúng). Tuy theo hướng này cũng có rủi ro. Như Tổng bí thư Lê Khả Phiêu có lần nói: “Nếu Trung Quốc thành công, chúng tôi sẽ thành công. Nếu Trung Quốc thất bại, chúng tôi sẽ thất bại” (Nayan Chanda, “Friend of Foe?”, Far Eastern Economic Review, 22/6/2000, tr. 32).

 

 

Trần Xuân Nam

 

 

 

 

Trung Quốc tiến công trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông):Chiến lược và mục tiêu  SHIGEO HIRAMATSU

www.thoidai.org/ThoiDai4/200504_Hiramatsu.htm

 

Đường giao thông trên Biển Nam Trung Hoa (người Việt gọi là Biển Đông) có vai tṛ sinh tử không những đối với hải tŕnh thương mại mà c̣n đối với an ninh chiến lược. Điều này quá rơ ràng đối với các nước trong khu vực Đông Á có ư muốn xác lập chủ quyền trong vùng, nhưng cũng đúng cả với những nước ở xa hơn mà hoạt động trong vùng sẽ ảnh hưởng tới như Nhật Bản, Nam Triều Tiên, và Mỹ. Qua việc theo dơi các hoạt động của hải quân Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa trong mười năm qua, Shigeo Hiramatsu, Giáo sư môn Khoa học Xă hội tại Đại học Kyorin, xem xét trong bài này lịch sử hải quân Trung Quốc trong khuôn khổ an ninh vùng Đông Á. Ông ta đánh giá là trước các kế hoạch tăng cường khả năng hải quân của Trung Quốc, rất cần thiết có một quan hệ liên kết chặt chẽ Mỹ-Nhật và vai tṛ tích cực hơn của Nhật trong vùng nhằm ngăn ngừa việc các cuộc đụng độ nhỏ biến thành lớn trong khu vực Biển Nam Trung Hoa.

Biển Nam Trung Hoa (người Việt gọi là Biển Đông) là một vùng biển rộng lớn có tầm quan trọng thiết thân đối với Nhật, đặc biệt đối với an ninh trong việc chuyển năng lượng.  Một khối lượng hàng hoá khổng lồ, kể cả dầu lửa từ vùng Cận Đông, đi qua các đường biển trên Biển Nam Trung Hoa.  Khoảng 1.1 tỷ tấn hàng hoá đi lại hàng năm tới Nhật qua eo biển Malacca, Biển Nam Trung Hoa và eo Bashi. 900 triệu tấn nhập vào Nhật và khoảng 200 triệu tấn xuất từ Nhật. Tức là vào khoảng 3 triệu tấn hàng và 15 con tầu trọng tải 200 ngàn tấn hàng ngày đi qua khu biển này. Chỉ nói tới dầu thô không thôi, Nhật sử dụng 238,37 triệu tấn hàng năm, tương đương với 650 ngàn tấn hàng ngày, tức là 3,3 con tầu trọng tải 200 ngàn tấn. 90% dầu lửa chuyển qua eo Malacca, Biển Nam Trung Hoa và eo Bashi.

Lực lượng Tự vệ Biển Nhật (gọi tắt là LLTVBN) được trang bị 100 chiếc máy bay tuần tiễu chống tầu ngầm P3C, cho phép Nhật trở thành một nước hàng đầu thế giới về khả năng chống tầu ngầm.  Khả năng của LLTVBN cũng hơn hẳn lực lượng hải quân Trung Quốc (gọi tắt là HQTQ). Mặc dù một trong những nhiệm vụ của LLTVBN là bảo vệ đường giao thông trên biển, nó bị hạn chế vào việc bảo vệ khu vực 1000 hải lư từ đất liền của Nhật. Theo hướng tây nam, nó không đi quá Đài Loan.  LLTVBN không có nhiệm vụ bảo vệ đường biển vượt khỏi Đài Loan và phải dựa vào hải quân Mỹ. Tuy nhiên, việc tiến công của HQTQ vào vùng Biển Nam Trung Hoa trong thập kỷ qua đă tới mức mà Nhật không thể tiếp tục làm ngơ, lấy lư do là nó không có khả năng can thiệp trực tiếp vào an ninh khu vực Biển Nam Trung Hoa.


Trước tiên khu biển thuộc Việt Nam, rồi th́ Phi-líp-pin

Vào tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc và Việt Nam đụng độ nhau trên một nhóm đá ngầm nhỏ tư (nhóm Chigua) thuộc quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) và khu biển chung quanh. Đụng độ quân sự có nguyên nhân từ việc Trung Quốc cho dựng dấu ghi trên 6 nhóm đá ngầm ở trong vùng nhằm xác định chủ quyền, mặc dù Việt Nam cũng đă tuyên bố xác định chủ quyền ở đó. Hơn nữa, Trung Quốc cho xây cái mà họ gọi là “đài quan sát biển” (marine observatory) trên một trong những nhóm đá có tranh chấp về chủ quyền. Cái lều cao này thật ra là làm bằng ống sắt và những tấm bạt mà chúng sẽ biến đi khi thủy triều lên, được coi là tiền đồn an ninh biển. Sau đó, họ xây một toà nhà tám góc đúc sẵn, được chống đỡ bằng cột. Rồi 2, 3 năm sau họ cho xây lên một công sự quân sự giống như một tầu chiến.

Đến thập kỷ 90, Trung Quốc cho làm một cuộc điều tra biển ở phía Tây đảo Palawan mà Phi-líp-pin cho là thuộc chủ quyển của họ. Vào tháng 2 năm 1995, Trung Quốc cho xây một toà nhà đúc sẵn trên nhóm đá Mischief, cùng một loại đă được xây ở nhóm đá ngầm ngoài khơi phía nam Việt Nam năm 1988.  Khi bị chính phủ Phi-líp-pin phản đối, kết án là toà nhà này là căn cứ quân sự, Trung Quốc trả lời là nó chỉ là “nơi trú ẩn cho người đánh cá”.  Lúc đó đă có thể tiên đoán là Trung Quốc sẽ cho xây một căn cứ lâu dài. Thật thế, khoảng cuối năm 1998 và đầu năm 1999, Trung Quốc đă cho xây nhiều toà nhà có tính lâu dài.

Mặc dù vùng đảo Trường Sa gồm hơn 80 ḥn đảo, là những vùng đá ngầm và cát, chỉ có 7 trong số này là có diện tích lớn hơn 100 mét vuông.  Những ḥn đảo tư hon có thể ở được này đă do nhiều nước như Đài Loan, Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a chiếm đóng, mặc dù Trung Quốc chỉ tuyên bố chủ quyền đối với khu vực Trường Sa sau ngày thành lập Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc (CHNDTQ) và họ cũng chưa từng chiếm đóng hay trực tiếp kiểm soát một ḥn đá nào ở khu vực này cho đến mới đây. Trên thực tế, lực lượng hải quân Trung Quốc cho đến gần đây không có khả năng chiếm đóng và dù chiếm đóng cũng không có khả năng bảo vệ.

Với t́nh h́nh như trên, việc cho dựng dấu ghi nhằm xác định chủ quyền và việc xây dựng cơ sở quân sự ở Trường Sa là những hành động quan trọng đáng kể của Trung Quốc nhằm thực hiện chủ quyền ở vùng này. Vào tháng 2 năm 1992, Trung Quốc ra Luật Lănh hải Trung Quốc (Chinese Territorial Waters Law) qui định rơ là Đài Loan, quần đảo Senkaku, Pescadores (Pendu Dao), Pratas (Dongsha), Macclesfield Bank (Zhongsha Qundao), Paracel (Hoàng Sa, Xisha) và Trường Sa (Spratley) là thuộc Trung Quốc.  H́nh như là chính quyền Trung Quốc đang cố gắng dùng luật lệ nội địa để tăng sức mạnh cho Hải quân Trung Quốc (HQTQ). Hành động của HQTQ là hết sức quan trọng đối với Trung Quốc.  Có người nhận định là cuộc tiến công của HQTQ được đốt ng̣i bởi việc chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô và việc triệt thoái quân sự khỏi khu vực Á châu của cả Mỹ và Nga. Thật ra không phải thế, những hành động tiến công này đă bắt đầu từ đầu thập kỷ 70, tăng tốc vào thập kỷ 80 khi khả năng xây dựng tầu chiến được tăng cường cùng với khả năng hậu cần quân sự và thông tin.                   

   

Khả năng tác chiến độc lập của lực lượng hải quân Trung Quốc          

Từ ngày thành lập CHNDTQ vào năm 1949, HQTU có 5 sư đoàn: lực lượng trên bộ, lực lượng tầu ngầm, lực lượng không quân hải quân, lực lượng thủy quân lục chiến và lực lượng pháo binh hải biên.  Chúng tăng trưởng chậm nhưng đều đặn và mục tiêu đặc biệt của chúng là phát triển lực lượng hải quân có khả năng thực hiện các cuộc điều động chiến lược độc lập với các sư đoàn khác trong quân đội Trung Quốc.  Tác giả không ở vị trí cho phép đánh giá khả năng của HQTQ đạt được cho đến hôm nay. Tuy nhiên vào tháng 5 năm 1980, Trung Quốc có hạm đội 18 chiếc: 2 chiếc thuộc loại quan sát khoa học nhóm Yuanwang, 2 chiếc làm hậu cần chung, 2 chiếc đi biển nhằm kéo thuyền hỏng, 2 chiếc điều tra đại dương, 4 chiếc tầu cào, và 4 chiếc loại Luda có trang bị hoả tiễn. Chúng đă thành công vượt đại dương trên biển Thái B́nh Dương và Nam Thái B́nh Dương và trở về trong chuyến đi 40 ngày không nghỉ trong một cuộc hành tŕnh hỗ trợ các cuộc thí nghiệm phóng hoả tiễn liên lục địa của Trung Quốc.   Điều này dường như chứng tỏ rằng, dù là 20 năm trước đây, HQTQ đă đạt được một mức độ nhất định về khả năng hải quân trên biển khơi. Từ đó, có thể quan sát thấy không những các đơn vị trên mặt biển mà cả các lực lượng hải quân khác như tầu ngầm và phi cơ (máy bay ném bom tầm vừa và trực thăng đậu trên tầu) hoạt động cũng như tập trận trên biển khơi Thái B́nh Dương và Biển Nam Trung Hoa.

Người ta coi việc HQTQ thua xa hải quân Mỹ là điều đương nhiên, nhưng nó cũng thua kém cả khả năng của Lực lượng Tự vệ Biển của Nhật (LLTVBN). Hơn thế, trong một số phạm vi nhất định như tự vệ trên không và khả năng chiến tranh tự động, nó đi rất sau các lực lượng hải quân khác. Một đằng HQTQ đă đặt máy bay trực thăng và hệ thống viễn thông kỹ thuật cao trên tầu, hay ít nhất là các mô h́nh được nâng cấp của hệ thống cũ, họ cũng đang xây dựng các loại khu trục hạm, và tầu hộ tống đóng kín, không cửa sổ nhằm đối phó với chiến tranh nguyên tử. HQTQ cũng đang đóng các khu trục hạm 6000 tấn loại Luhai có hoả tiễn phóng với điều khiển tự động, một thứ khu trục hạm loại Luda được nâng cấp. HQTQ được xem là đang chế tạo các loại hoả tiễn liên lục địa phóng từ tầu ngầm tên là Julang 2, có 3 bậc và tầm phóng xa hơn 8000 cây số, và cũng đang đóng tầu ngầm nguyên tử loại mới có khả năng mang các loại hoả tiễn trên. HQTQ cũng đă mua của Nga tầu ngầm ít gây tiếng động loại 3000 tấn và hai khu trục hạm loại Sovremenny (7500 tấn) mang hoả tiễn loại Sunburn tự điều khiển tới mục tiêu (cruise missile) có tầm xa 150 cây số, đây là loại hoả tiễn mà hàng không mẫu hạm của Mỹ lo ngại. Hơn thế, HQTQ cũng được trang bị với các chiến đấu cơ ném bom Feibao.

Sự tăng trưởng từ một lực lượng hải quân gần như không đáng kể thành một lực lượng như trên trong một thời gian ngắn từ khi CHNDTQ ra đời là kết quả của một thể chế chính trị độc đáo Trung Quốc, đặc biệt là việc chi ngân sách giới hạn một cách chọn lựa và mạnh bạo nhằm vào việc đạt được mục tiêu. Tính trên đầu người, thu nhập quốc dân của Trung Quốc, mức độ tài chính quốc gia và các sản lượng chính về công nghiệp và khai khoáng được xếp vào loại nước đang phát triển thấp. Nhưng tính trên tổng số tuyệt đối, Trung Quốc là một 5 hay 10 cường quốc kinh tế của thế giới. Đối với một nước như Trung Quốc,  dưới sự kiểm soát chính trị độc tài, việc bàn đến sức mạnh quốc gia qua các chỉ số trên đầu người chẳng có nghĩa lư ǵ. Khi bàn đến các kế hoạch phát triển dài hạn của HQTQ, ở phần sắp nói tới ở dưới đây, chúng ta không thể chỉ nói tới chúng như là bản thảo.

Tổng kết từ các tuyên bố và các bài báo của nhiều giới chức hải quân có thẩm quyền của Trung Quốc,  chúng ta có thể tóm lược các mục tiêu của HQTQ như sau:

·         Một bán kính rộng lớn đáng kể cho hoạt động hải quân và khả năng thực hiện các cuộc hành quân ở vùng biển kế cận.

·         Các khả năng độc lập kiểm soát trên biển và kiểm soát bầu trời.

·         Các khả năng đối phó kịp thời mạnh mẽ.

·         Các khả năng đổ quân bằng đường thủy mạnh mẽ.

·         Khả năng nhất định về báo hiệu tấn công bằng vơ khí nguyên tử.

Dựa theo sức mạnh kinh tế và tiến bộ kỹ thuật, các mục tiêu khác của HQTQ được đề ra như sau:

1.                  Vào năm 2000, lực lượng tấn công chính là các máy bay tầm trung từ lục địa và các tầu ngầm trang bị nhằm tấn công, sẽ dùng các tầu chiến cỡ vừa có mang theo máy bay trực thăng nhằm mục tiêu chỉ huy và hỗ trợ trong lúc đang xây dựng dựa vào các cơ sở của toàn hệ thống hải quân kể cả các đơn vị giáo dục và nghiên cứu.

2.                  Khi Trung Quốc tiến bộ thêm về sức mạnh kinh tế và kỹ thuật, sẽ xây dựng nhiều hàng không mẫu hạm mang máy bay trực thăng vào khoảng giữa năm 2000 và 2020. Cũng hoạch định tăng số quân tới mức tương đương với các cường quốc hải quân khác và nâng khả năng hành quân tới mức cho phép thực hiện các hành động quân sự và chiến lược trong vùng biển dưới sự kiểm soát của HQTQ.

3.                  Khoảng giữa năm 2020 và 2040, lực lượng quân đội sẽ tương đương với bất cứ cường quốc hải quân nào và các trang bị kỹ thuật cũng sẽ ở mức hiện đại.  HQTQ đang thực hiện kế hoạch thiết lập một lực lượng di động chung quanh một hàng không mẫu hạm với các tầu chiến trên biển và các tầu ngầm có khả năng hạ máy bay, hạ tầu chiến, và tầu ngầm.

Thế th́ Trung Quốc đang xây dựng đội hải quân ghê gớm như thế với mục đích ǵ?  Trung Quốc đă có truyền thống coi tất cả các biển chung quanh đất liền Trung Quốc là “biển của nước Trung Quốc”.  Liu Huaqing, được Đặng Tiểu B́nh thăng cấp chỉ huy trưởng HQ năm 1982 mà sau này trở nên thành viên Thường trực Bộ Chính Trị và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương và là người giữ vị trí ṇng cốt về quân sự cho Giang Trạch Dân, đă tuyên bố rằng nhiệm vụ của HQTQ là bảo vệ 3 triệu cây số vuông biển khơi của Trung Quốc, tức là tương đương với 1/3 diện tích đất liền của Trung Quốc.  Cụ thể, khu vực biển này gồm hải phận ngoài đất liền Trung Quốc ở Biển Vàng (Yellow Sea), Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa. Nó cũng bao gồm khu vực 200 hải lư tính từ Đài Loan mà Trung Quốc coi là thuộc họ.  Mục tiêu kiểm soát khu vực biển này là nhằm phát triển và khai thác các nguồn tài nguyên sinh học và phi sinh học có thể t́m kiếm được ở đó và nhất là trữ lượng dầu dưới đáy biển.

Cải cách kinh tế và chính sách mở cửa của Đặng Tiểu B́nh đă cho phép Trung Quốc đạt được thành quả đáng kể về phát triển kinh tế, nhưng mặt khác sự phát triển này cũng tạo nên nhu cầu năng lượng ghê gớm. Một kết quả cụ thể khi sản xuất không đủ tiêu dùng là Trung Quốc đă biến từ một nước xuất khẩu sang một nước nhập khẩu dầu. Điều này khiến việc phát triển các khu khai thác dầu lửa dưới đáy biển gần quanh lục địa trở nên thiết thân. Trung Quốc cũng tỏ ra rất quan tâm tới dầu lửa miền Cận Đông.

Vùng biển sát Trung Quốc đặc biệt là Biển Nam Trung Hoa có tầm quan trọng thiết thân với cả mục tiêu giao thông và chiến lược quân sự. V́ thế, chỉ cần đe doạ các đường giao thông biển là Trung Quốc đă giáng một đ̣n chí tử đối với Nhật, Đài Loan và Nam Triều Tiên mà không cần có một hành động quân sự trực tiếp nào.  Trên Biển Đông Trung Hoa, dọc theo quần đảo Senkaku, thuộc chủ quyền Nhật nhưng Trung Quốc cũng tranh chủ quyền là một thềm lục địa có trữ lượng dầu lớn.  Nếu Trung Quốc chiếm đóng vùng này, họ có thể tạo ảnh hưởng lớn đối với các nước chung quanh, và có thể tiến công xa hơn vào các biển thuộc Ấn Độ Dương và Thái B́nh Dương trong tương lai.

Một bài viết khá hữu ích nói về nhiệm vụ của HQTQ[1] đă nhắc đến tiềm năng bộc phát các xung đột quân sự có tính địa phương trong khu vực trước hoặc sau thế kỷ này. Bài này không nói rơ về h́nh thức có thể có của cuộc chiến tranh, nhưng dự báo khả thi nhất là nó sẽ bắt nguồn từ tranh chấp về biên giới hải phận trong khu vực chung quanh Trung Quốc,  về sở hữu chủ các ḥn đảo trong khu vực, về việc thiết lập khu hải phận kinh tế và về việc phát triển và khai thác nguồn liệu ở vùng này.

 

Sự có mặt của quân đội Mỹ có bảo đảm an ninh không?

Tiến công của HQTQ vào Biển Nam Trung Hoa bắt đầu từ những năm 70 và tiếp tục từ đó, mức độ tùy thuộc vào việc xem xét chặt chẽ mối quan hệ lên xuống bấp bênh giữa Mỹ và Liên Xô và khả năng điều động rất khéo léo chung quanh quan hệ này. Trong khi đó cả Mỹ và Liên Xô đều tỏ thái độ không can thiệp vào các hành động lấn tới của HQTQ, đặc biệt là Mỹ lại có thái độ đồng ư ngầm.

Tháng giêng năm 1974, Trung Quốc cử lực lượng hải quân và không quân tới quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) lúc đó thuộc Nam Việt Nam. Họ tấn công quân sự và chiếm trọn quần đảo này. Mỹ làm ngơ. Việc kư kết hiệp định Paris năm 1973, một năm trước đó, chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam và cho phép Mỹ rút quân khỏi Nam Việt Nam. Trung Quốc đă chủ động đợi đến lúc đó, và chỉ đưa hải quân và không quân tới khi nó đánh giá rằng Mỹ sẽ không phản ứng. Lúc đó, Bắc Việt Nam, sau này giải phóng Nam Việt Nam, đă kết án Mỹ và Trung Quốc cùng mưu mô bán quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam cho Trung Quốc.

Vào tháng 3 năm 1988, Trung Quốc cử hải đội lớn tới quần đảo Trường Sa, chiếm 6 nhóm đá ngầm, dựng dấu xác định chủ quyền của Trung Quốc,  đóng quân tại đó mà không gặp bất cứ một phản ứng nào của Mỹ và Liên Xô.  Lúc đó, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc chặt chẽ tới mức Mỹ đă cung ứng cho Trung Quốc vơ khí được coi là để tự vệ.  Cùng lúc, quan hệ Trung Quốc - Liên Xô cũng tốt đẹp lên, bằng chứng là lănh dạo Liên Xô lúc đó là Mikhail Gorbachev tới thăm Liên Xô vào tháng 5 năm 1989. Cả Mỹ và Liên Xô không muốn việc chiếm đóng vài nhóm đá ngầm trên Biển Nam Trung Hoa làm ảnh hưởng đến quan hệ của họ với Trung Quốc.                                        

Ngay cả khi Trung Quốc xây “nơi trú ẩn cho người đánh cá” ở nhóm đá Mischief vào đầu năm 1995, Mỹ vẫn có thái độ dửng dưng. Hải quân Mỹ đă đóng cửa Căn cứ Subic ở Phi-líp-pin vào năm 1993 và việc không can thiệp này là cơ hội cho Trung Quốc.  Mặc dù Mỹ có hiệp ước đồng minh quân sự với Phi-líp-pin, Mỹ cho rằng hiệp ước này không áp dụng đối với quần đảo Trường Sa. Quan điểm của Mỹ là ngoài việc tự do giao thông trên biển, Mỹ không can thiệp vào việc tranh chấp chủ quyền ở Biển Nam Trung Hoa.

HQTQ đă có hai hành động ở khu biển chung quanh Trường Sa vào năm 1988 và 1995 có tầm ảnh hưởng cực kỳ quan trọng với Trung Quốc.  Với hai hành động này, Trung Quốc đă đặt được sự kiểm soát trên khu vực Trường Sa mà trước đó Trung Quốc chưa từng làm được. Thiếu sức mạnh hải quân đă không cho phép Trung Quốc làm được chuyện này trước đó và cũng không cho phép Trung Quốc giữ được dù chiếm được. Hơn thế, Trung Quốc đă gửi quân tới chiếm đóng nhóm đá ngầm mà chúng chỉ hiện ra khi thủy triều xuống thấp, và chỉ trong vài năm sau, Trung Quốc đă xây dựng được căn cứ quân sự trên nhóm đá ngầm này.

Cũng từ đó, Trung Quốc đă dùng căn cứ trên làm địa bàn tăng cường việc kiểm soát khu quần đảo Trường Sa, quyết tâm cai trị khu biển mà Trung Quốc gọi là Biển Trung Quốc (China’s sea). Trong khi Trung Quốc tuyên bố là muốn có các “giải pháp hoà b́nh” đối với tranh chấp, họ lại từ chối t́m giải pháp qua các thương thảo đa quốc gia trong các cuộc gặp gỡ đa quốc gia và chỉ chấp nhận thương thảo song phương. Trung Quốc tuyên bố là hăy bỏ qua tranh chấp chủ quyền mà nên hợp tác phát triển nguồn liệu biển, trong khi đó sẵn sàng khoa trương sức mạnh hải quân và nhiều lần đă dùng tới chúng. Bất cứ một “phát triển chung” nào do Trung Quốc khởi xướng đều dựa vào quan điểm là toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo khác là thuộc chủ quyền Trung Quốc và Biển Nam Trung Hoa là “lănh địa lịch sử” của Trung Quốc và tất cả các nước chung quanh khu biển đó không có quyền ǵ đối với nó. Trung Quốc có thể nói tới “hợp tác phát triển”,  “giải pháp hoà b́nh”, dẹp bỏ tranh chấp biên giới chính bởi v́ nó đă thật sự kiểm soát được các ḥn đảo.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo Sankei Shimbun, sau các cuộc thương thảo giữa Việt Nam và Trung Quốc về biên giới vào tháng 8 năm 1994, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam nói; “Ư đồ của Trung Quốc là phát triển ở lănh hải Việt Nam với danh nghĩa cùng phát triển các đảo ở Trường Sa. Nếu người vừa móc túi bạn 100 đô lại hỏi bạn “đi ăn tối chung với nhau nhé” th́ bạn só đồng ư với đề nghị này không?” [Ghi chú của người dịch: thái độ này đă thay đổi khi Việt Nam, Phi-líp-pin đồng ư cùng với Trung Quốc thăm ḍ vùng biển Trường Sa đầu năm 2005. Một hành động tự bắn vào chân ḿnh. Thật lạ là Trung Quốc không có lư ǵ mà xác nhận chủ quyền mà hai nước trên lại chịu hợp tác.] Chẳng có ǵ là phi lư nếu như các nước láng giềng cảm thấy bị Trung Quốc đe doạ và do đó khiến họ phải tăng cường sức mạnh quân sự, đổi mới vơ khí và mua vơ khí từ nước ngoài.


Hải quân Trung Quốc mối đe doạ: Liệu Trung Quốc có dùng đến vơ lực?

Vào tháng 10 năm 1987, vài tháng trước cuộc đụng độ quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, HQTQ đă tập trận ở vùng biển rộng lớn giữa Tây Thái B́nh Dương và quần đảo Trường Sa. Theo một sĩ quan lănh đạo hạm đội trong cuộc tập trận: “Bởi v́ các cuộc hải chiến trong tương lai sẽ xảy ra trên thềm lục địa và trong khu vực chủ quyền kinh tế rất xa lục địa, các cuộc tập trận là nhằm làm cho các hạm đội ư thức được việc hợp tác hành động trong tầm trung và tầm xa... Các cuộc tập trận này chứng tỏ rằng hải quân ta có khả năng thực hiện các cuộc hành quân hỗn hợp ở cả vùng biển gần lục địa và biển khơi.” Vào tháng 5 năm 1988, sau cuộc đụng độ với Việt Nam, tờ Nhật báo Quân đội Nhân Dân, tiếng nói chính thức của HQTQ, cho rằng “từ những năm 80, HQTQ đă có khả năng hành quân hỗn hợp trên biển khơi và hiện nay có thể bảo vệ lănh hải gần bờ Trung Quốc và cả chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và biển khơi, xa lục địa hàng trăm hải lư.” Trung Quốc đă tỏ ra cho các nước láng giềng chung quanh Biển Nam Trung Hoa biết quyết tâm cao của họ là họ có khả năng chiếm đóng các đảo trong quần đảo Trường Sa mà các nước này đang tranh chấp chủ quyền.

Mặc dù sức mạnh quân sự Trung Quốc thua xa Mỹ và Nga, so với các nước cạnh biển gần Trung Quốc, họ lại là nước mạnh nhất về quân sự, đặc biệt là hải quân.  Họ không sợ ǵ mà không tạo ra các cuộc chiến cỡ nhỏ trong vùng để đạt mục tiêu. Tuy nhiên nhằm kiểm soát vùng biển này họ sẽ không đi quá đà để làm bùng lên cuộc chiến tranh cỡ lớn .

Lănh đạo hải quân Trung Quốc xác định rằng “giải pháp cho các vấn đề là qua phương tiện chính trị và ngoại giao”, và “đạt được sự đầu hàng của kẻ thù mà không cần chiến đấu” đ̣i hỏi việc phải có được một lực lượng hải quân hùng hậu.  Họ cho rằng “nếu chúng ta có một lực lượng như thế, th́ nếu mà de doạ không thôi chưa đủ, chúng ta có thể tấn công thật hiệu quả.”  Như thế, Trung Quốc nhằm vào việc dùng lực lượng hải quân như phương tiện răn đe chính trị.

Vào tháng 2 năm 1992, sau khi đă củng cố việc kiểm soát biển chung quanh Trường Sa, ngoài khơi bờ biển Nam Việt Nam, Trung Quốc xây khu giếng dầu ở Wanan Reef, mà Việt Nam cũng cho là thuộc vùng chủ quyền thềm lục địa và khu chủ quyền khai thác kinh tế của họ, và kư giấy phép cho các công ty Mỹ khai thác. Khu giếng dầu nằm ở phía cực tây nhóm đảo Trường Sa và phía đông các giếng dầu Việt Nam đă xây dựng. Các giếng dầu Trung Quốc này nằm ngay trên đường giao thông biển trên Biển Nam Trung Hoa. Tin tức cho thấy là khi Trung Quốc kư giấy cho phép khai thác, họ cũng trấn an các công ty Mỹ là hải quân Trung Quốc sẽ bảo vệ an ninh để không ai dám động đến hoạt động của các công ty này. Có thể tin được thông tin này qua chứng cớ là Zhang Liangzhong, chỉ huy trưởng HQTQ, tuyên bố vào ngày 21 tháng 4, ngay sau sự kiện trên, là HQTQ sẽ bảo vệ vùng biển Trung Quốc và các nguồn liệu biển.  Điều này cũng được kiểm chứng trong báo cáo xuất bản với h́nh ảnh trên trang nhất tờ Nhật báo Quân đội Nhân Dân Giải phóng ngày 1 tháng 5 năm 1992 là các thuyền tốc độ cao của hải quân đang tập trận nhằm bảo vệ việc phát triển dầu lửa ở Biển Nam Trung Hoa. Có thể tin là kế hoạch của Trung Quốc là nhằm phát triển nguồn liệu dầu trên Wanan Reef thuộc hải phận Việt Nam và Reed Bank thuộc hải phận Phi-líp-pin và phát triển nguồn khí tự nhiên ở James Shoal (vùng đá ngầm) thuộc Ma-lai-xi-a. Mục tiêu của Trung Quốc là đe doạ các quốc gia liên quan rằng thông minh ra th́ rút rui thay v́ đụng độ, và như thế Trung Quốc không phải gây chiến. Tuy nhiên, khi các quốc gia này đang trên đà phát triển kinh tế, họ cũng muốn nguồn liệu kể cả dầu, do đó tiềm năng chiến tranh trở nên thường trực trong vùng.

Với t́nh thế trên, cần theo dơi sát việc Trung Quốc xây dựng sân bay trang bị đầy đủ ở đảo Yongxing, một đảo chính trong quần đảo Hoàng Sa và một căn cứ hải quân lớn và phức tạp ở Mischief Reef trong quần đảo Trường Sa.  Một nhà báo bạn tôi và tôi đă t́m ra các h́nh chụp từ vệ tinh, khoảng một năm trước các sự kiện xảy ra năm 1988, là Trung Quốc xây đường bay dài 2600 mét ở đảo Yongxing.  Chứng cớ chúng tôi đă cho đăng báo của bạn tôi với h́nh mầu vào tháng 8 năm 1993. Sau đó, chúng tôi nhận được thông tin là có 10 máy bay chiến đấu F7 được đặt vào vị trí hoạt động thường xuyên ở đó. Vừa mới đây, tôi có dịp coi không ảnh sân bay này chụp từ máy bay trên cao. Sân bay có 4 nhà để máy bay với sức chứa cho hẳn một đội bay với ít nhất 20 máy bay. Nhiều loại máy bay có thể cất cánh từ sân bay này kể cả máy bay chiến đấu SU27 mà Trung Quốc mua của Nga rồi sau đó được phép tự chế tạo.  Nhiều cơ sở khác nhau được xây cất trên đảo trong vài năm qua, kể cả các toà nhà mới giống như trại lính, hệ thống chuyển nước biển thành nước ngọt, vườn cây, trại nuôi heo gà.  Năm 1999, thông tin cho biết rằng họ cũng xây dựng thiết bị thu nước thoát từ băo dọc hai bên đường bay và rồi đem làm sạch và chứa trong các thùng nằm dưới đất.  Không dễ ǵ mà cung ứng cho một ḥn đảo nhỏ cách đảo Hải Nam 300 cây số và xa gấp đôi tính từ lục địa như thế.  Điều kiện như vậy không cho phép xây dựng một căn cứ có thể hỗ trợ các cuộc hành quân lớn, nhưng nó rất có giá trị đối với các xung đột nhỏ, tuần tiễu, tập trận và các hành động dân sự như đánh cá.  Cũng không nên quên ư đồ tạo ảnh hưởng trên khu vực đảo Trường Sa, rất xa lục địa. Trong khi khả năng giao thông hàng hải và cơ khí ứng dụng của Trung Quốc có thể thấp kém hơn Nhật, họ đă đạt được mức cao đáng kể, cho phép Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trên 6 đảo ngầm ở Trường Sa trong cùng thời gian họ xây đường bay ở đảo Yongxing.

Trong lúc đó, thông tin cho thấy Trung Quốc đă củng cố các toà nhà kiên cố ở vùng đá ngầm Mischief Reef thuộc Phi-líp-pin vào cuối năm 1998 và đầu năm 1999.  Ba bức ảnh do Bộ Quốc pḥng Phi-líp-pin đưa ra cho thấy 3 toà nhà khác nhau, ở ba nơi khác nhau.  Cũng có tin cho là toà nhà thứ 4 đă được xây dựng ở địa điểm khác.  Có thể tiên đoán là Trung Quốc sẽ cho xây dựng căn cứ vĩnh viễn ở Mischief Reef sau hàng loạt các cuộc tiến công tiếp nối trận chiến với Việt Nam năm 1988.  Nhóm đá ngầm này khá lớn là gần như ṿng tṛn, có chiều dài 8 cây số từ tây sang đông và chiều dài 6,5 cây số từ bắc xuống nam và các toà nhà được xây vĩnh viễn ở 4 địa điểm ở trung tâm. Với một hàng không mẫu hạm mang phi cơ chiến đấu, HQTQ chắc chắn có thể đồn trú được dễ dàng trong khu Mischief Reef.

Mặc dù Trung Quốc không có kế hoạch xây dựng ngay hàng không mẫu hạm mang phi cơ chiến đấu, trong một tương lai không xa họ sẽ hoàn thành một căn cứ không quân lớn ở đảo Yongxingi thuộc Hoàng Sa, phía bắc đường giao thông biển, và một căn cứ hải quân đáng kể ở Mischief Reef.  Giờ đây sau khi hoàn tất việc lấy lại Hồng Kông và Ma Cao, cũng như giải quyết vấn đề biên giới với Nga, quan tâm hàng đầu của Trung Quốc là thống nhất với Đài Loan và xác định biên giới biển và chủ quyền trên các đảo thuộc Biển Nam Trung Hoa. Quan hệ tốt đẹp hơn với Nga đă giúp Trung Quốc tiến công về phía biển mà không lo ngại “de đoạ từ phía bắc.”


Kết luận

Việc tiến công của HQTQ vào Biển Nam Trung Hoa cuối cùng đă làm Mỹ bắt đầu thay đổi thái độ. Ngoại trưởng Madeleine Albright, sau khi tham dự hàng loạt các cuộc họp của ASEAN ở Singapore vào tháng 7 năm 2000, đă bày tỏ sự chú ư của chính phủ Mỹ vào khu vực và tuyên bố rằng Mỹ không thể ngồi yên và bỏ qua các cuộc xung đột liên tục ở Biển Nam Trung Hoa mà bà ta cho rằng có thể đưa đến hậu quả nghiêm trọng. Trước khi các trao đổi với ASEAN, Mỹ và Phi-líp-pin kư kết “Hiệp ước Tư cách” (Status Agreement) qua đó xác định tư cách có tính pháp luật của việc đưa quân Mỹ đến Phi-líp-pin. Phi-líp-pin là nước độc nhất tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa mà đă có thoả ước hợp tác quân sự với Mỹ. Tuy nhiên thoả ước này đă bị hủy và vô hiệu khi Phi-líp-pin từ chối gia hạn thoả ước về căn cứ quân sự với Mỹ vào năm 1991. Không có thoả ước này, quan hệ song phương về quân sự coi như không có. Hiệp ước Tư cách được kư kết năm 1999 cho phép các cuộc hợp tác tập trận, bị ngừng vào năm 1995 nhưng khởi đầu lại vào năm 2000.  Vào tháng 5, Singapore cũng tham gia đồng tập trận do Mỹ và Thái Lan tổ chức. Tuy vậy, vẫn chưa thấy sự thay đổi về quan điểm của Mỹ đối với các tranh chấp chủ quyền trong khu vực Biển Nam Trung Hoa. Mục tiêu của Mỹ là nâng cao chuẩn mực quân đội của các nước ở Đông Nam Á.  Nếu quyền tự do đi lại ở Biển Nam Trung Hoa không bị ngăn chặn, Mỹ không muốn có vai tṛ trực tiếp trong các tranh chấp này.

Mặc dù sẽ có nhiều phức tạp trên đường đi, Trung Quốc cuối cùng sẽ phát triển để trở thành một cường quốc kinh tế và quân sự trong vùng. HQTQ hiện đă có sẵn sức mạnh quân sự đủ để đe doạ đường giao thông trên biển khơi Nam Trung Hoa, nếu như Mỹ không có thái độ can thiệp.  HQTQ có một lực lượng tầu ngầm thông thường lớn và nhiều tầu ngầm nguyên tử, mặc dù các tầu này cũ và không có hiệu quả cao, Trung Quốc cũng đă đang đóng các tầu ngầm mới. Trung Quốc đă mua và đă bắt đầu đưa vào sử dụng các tầu ngầm có hiệu qủa cao mua từ Nga. Nếu HQTQ sử dụng tất cả các tầu ngầm sẵn có, nó sẽ trở nên mối đe doạ lớn đối với đường giao thông trên Biển Nam Trung Hoa. Trung Quốc cũng là một cường quốc nguyên tử  và có thể sử dụng chúng để đe doạ nếu cần. Ngược lại, không có nước nào trong vùng có phương tiện chống lại sức mạnh của Trung Quốc.

Trung Quốc có tới 68% đất và 65% dân của khu vực Đông Á. Chỉ thống kê này thôi cũng cho thấy là không có một nào trong khu vực có thể cân bằng sức mạnh với Trung Quốc.  Lịch sử đă cho thấy rằng các cân bằng sức mạnh trong vùng luôn luôn bị sức mạnh Trung Quốc ảnh hưởng. Khi Trung Quốc thống nhất, nó áp đặt ảnh hưởng mạnh đối với các nước trong vùng và các nhóm dân tộc.  Nhưng khi Trung Quốc chia rẽ và yếu, các nước láng giềng mới có khả năng thoát khỏi ảnh hưởng này. Việc Trung Quốc đang lên có ảnh hưởng trên các nước Đông Á đến mức độ nào c̣n tùy thuộc vào việc Trung Quốc có chiếm lại được đất đai đă mất không, có đủ sức mạnh và tính thuyết phục về các tuyên bố xác định chủ quyền không, và vào việc các nước Đông Á có khả năng ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc ngay từ giai đoạn đầu không.

Các quốc gia ở Đông Á cần củng cố thành nhóm đồng minh thân thiết, và dù muốn hay không, cần sự hiện diện của lực lượng quân sự Mỹ trong vùng. Cần có sự hợp tác quân sự và chính trị chặt chẽ giữa Mỹ, Nhật, Nam Triều Tiên, Đài Loan và các nước Đông Nam Á. Có những ư kiến dị biệt giữa các nước liên quan đến chủ quyền ở quần đảo Trường Sa mà có thể dẫn tới xung đột. Việt Nam và Phi-líp-pin, cả hai nước đều có các nhóm đá ngầm bị Trung Quốc chiếm mất đă nêu nguy cơ đe doạ của Trung Quốc,  c̣n như Ma-lai-xi-a đang lo sợ bị Trung Quốc coi là mục tiêu sắp tới th́ lại gân cổ cho rằng Trung Quốc không phải là mối đe doạ. Phi-líp-pin muốn Mỹ tích cực bảo vệ an ninh của Biển Nam Trung Hoa, trong khi Ma-lai-xi-a không chấp nhận sự can thiệp của Mỹ, cho rằng các nước liên quan phải tự giải quyết lấy. Trong khi đó th́ Nhật và Nam Triều Tiên được hưởng lợi rất nhiều trong việc đi lại trên đường biển khơi lại có những tranh chấp với nhau và đă không thể cùng hợp tác để t́m kiếm giải pháp cho Biển Nam Trung Hoa.

Không thể bảo vệ trật tự ở Đông Á trong tương lai nếu không dựa vào các hiệp ước song phương với Mỹ.  Hiệp ước An ninh Mỹ Nhật có vai tṛ chủ chốt trong t́nh huống này. Khi an ninh của Á châu lênh bênh sau chiến tranh lạnh, rất quan trọng là Nhật phải đóng vai tṛ tích cực và độc lập để giữ ǵn trật tự. Nhật phải đi đầu và chứng tỏ có trách nhiệm lớn hơn để bảo vệ an ninh khu vực, có như thế Nhật mới có thể chứng tỏ là một nước có hy vọng trở thành ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.                           

   

Người dịch: Vũ Quang Việt
Nguyên văn tiếng Anh: "China's Advances in the South China Sea: Strategies and Objectives", Asia Pacific Review, Vol. 8, No. 1, May 2001, tr. 40-50


 


[1] “Ưu tiên và Điều hoà – Nghiên cứu về Chính sách Xây dựng Lực lượng Hải quân Nhân dân Giải phóng,” Naval and Merchant Ships, tháng 11, 1989.    

 

 

Khả năng Bảo Vệ Biển Đông bằng Không Quân

 

TNViệt

Bây giờ ai cũng thấy rơ âm mưu bành trướng của TQ ngoài Biển Đông. Quần đảo Hoàng Sa lọt vào tay TQ sau trận hải chiến giữa VNCH và TQ năm 1974. Năm 1988 TQ lấn thêm bước nữa bằng cách xâm chiếm một số đảo tại Trường Sa sau một trận hải chiến với VN. Hiện giờ quân lính VN đang canh gác tại một số đảo tại Trường Sa nhưng vẫn có thể bị đe dọa trường hợp TQ t́m cớ gây hấn với mục đích xâm chiếm thêm những đảo c̣n lại.

VN đang ở một t́nh thế khó khăn. Sau bao nhiêu năm chiến tranh, kinh tế tuy có tăng trưởng nhưng vẫn sút kém so với những quốc gia láng giềng. Kinh tế suy kém th́ quốc pḥng cũng suy kém so với TQ đang phát triển mạnh về mặt quốc pḥng. Hiện giờ Hải Quân TQ gồm có khoảng 70 chiến hạm cộng với 70 tàu ngầm, so với VN chỉ có vỏn vẹn 5 chiến hạm đă cũ mà không có chiếc nào trang bị các loại phi đạn tối tân, một điều cần thiết cho một Hải Quân hiện đại.

Nói chung th́ VN cần một sự thay đổi rộng lớn mới có thể tăng trưởng nền kinh tế, xây dựng một kỹ nghệ cho lẫn thương mại và quốc pḥng, v́ c̣n phải đối phó cho nhiều thế hệ sau này và những thế kỷ kế tiếp.

Tài liệu này đưa ra một giải pháp khẩn cấp để ngăn ngừa ư đồ bành trướng của TQ tại vùng Trường Sa.

Các lực lượng tại Trường Sa:

Nếu so sánh lực lượng Hải Quân giữa VN và TQ th́ sự khác biệt quá rơ ràng. Bên VN chỉ có 5 chiến hạm đă cũ và chỉ có đại bác mà không có một hệ thống phi đạn nào. Bên Hải Quân TQ có gần 70 chiến hạm cùng 70 tàu ngầm, phần đông các chiến hạm được trang bị các loại phi đạn (tên lửa) được điều khiển bằng Radar. Hải Quân TQ đang sử dụng một số tàu chiến tối tân cùng phi đạn mua lại của Hải Quân Nga. 

Trước một lực lượng Hải Quân hùng hậu như vậy, bên VN sẽ bị thiệt hại nặng nề nếu đối đầu trực tiếp. Các chiến hạm cũ kỹ VN sẽ bị phi đạn địch bắn ch́m trước khi có thể bắn trả lại một viên đạn nào.

Ngoài TQ c̣n có một số quốc gia khác cũng tranh giành chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, trong đó có Phi Luật Tân và Đài Loan. Nên những phương pháp sau đây cũng có thể áp dụng cho bất cứ một lực lượng đối phương nào đe dọa xâm phạm lănh thổ.

Hoàn cảnh kinh tế và ngân sách quốc pḥng hiện tại không cho phép Hải Quân VN tân trang hóa kịp thời để có thể đối phó với một lực lượng Hải Quân đang tăng trưởng như Hải Quân TQ. Trường hợp này ta phải t́m kiếm những giải pháp khẩn cấp khác để có khả năng tự vệ khi nguy biến. Muốn tự vệ cũng cần phải có vũ khí có thể chống trả. Chiến trường trên đại dương không phải như trên đất liền mà ta có thể dùng địa h́nh địa thế làm phương tiện để chống trả một quân địch hùng hậu hơn. Biển cả không cho một bên nào có lợi thế chiến thuật. Và trong thời đại này, kỹ thuật sẽ quyết định thắng bại. Bên nào dùng nhiều tiền hơn để mua vũ khí tối tân hơn sẽ có hy vọng thắng trận.

Theo tài liệu mới nhất th́ ngân sách quốc pḥng VN năm 2002 khoảng một tỷ Mỹ Kim, chỉ bằng 1/60 phần ngân sách quốc pḥng TQ. Trừ đi các chi phí thông thường như tiền trả lương cho quân nhân, các chi phí điều hành hàng ngày cho các quân cụ hiện có, tiền xăng tiền nhớt cho một số phi cơ và tàu bè sẵn có, cùng nhiều chuyện linh tinh khác, trung b́nh th́ mỗi năm chỉ có thể dành được khoảng 20% cho việc mua sắm vũ khí mới. Nếu ngân sách quốc pḥng là một tỷ Mỹ Kim th́ ta chỉ có thể dùng 200 triệu Mỹ Kim cho việc mua sắm vũ khí. Với một ngân khoản hạn hẹp, ta hăy thử xem biện pháp nào khả dĩ có thể chống trả trong trường hợp quân địch uy hiếp những ḥn đảo c̣n lại tại Trường Sa.

Lực lượng đối phương:

Hai chiến hạm lớn nhất mà TQ mua lại của Nga Sô thuộc loại Sovremennyy trọng tải 8,5 tấn dài 156 m và trang bị phi đạn SA-N-7 chống phi cơ cùng phi đạn SS-N-22 chống tàu chiến.

Loại Chiến Hạm tối tân nhất Sovremennyy mà TQ mua của Nga

Phi đạn SA-N-7 (trái) chống phi cơ và phi đạn SS-N-22 (phải) chống tàu chiến là hai loại tên lửa được xử dụng trên chiến hạm Sovremennyy

Các loại phi đạn  (tên lửa) chống tàu chiến:

Khuyết điểm lơn nhất của VN sau cuộc chiến 1975 là không chuẩn bị cho một cuộc hải chiến, mặc dù đă biết TQ xâm chiếm bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa sau trận hải chiến với VNCH năm 1974. Sau trận chiến Hoa-Việt năm 1979 trên đất liền tại Bắc VN, cũng không ai nghĩ đến việc TQ có thể uy hiếp quần đảo Trường Sa mấy năm sau đó. Mặc dù VN đă biết sự hữu hiệu của tên lửa chống phi cơ khi máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc, đă không có chuẩn bị cần thiết cho một cuộc chiến tương lai trên biển. 

Các loại tên lửa chống tàu chiến hiện đang được một số quốc gia chế tạo, nhưng có hai loại thông dụng nhất hiện nay là loại Exocet của Pháp và loại Harpoon của Mỹ. Nếu chưa có tàu chiến có thể trang bị tên lửa th́ có thể dùng trên bộ, bố trí trên giàn phóng tại các ḥn đảo và dọc bờ biển Bắc, Trung, Nam nếu cần. Trong tương lai nếu trang bị thêm tầu chiến th́ cũng vẫn có thể dùng các loại tên lửa này trên tàu chiến.

Phi đạn Harpoon có loại phóng từ máy bay hoặc từ tàu chiến và trên bộ. Loại Harpoon đang được xử dụng trên chiến đấu cơ và tàu chiến tối tân nhất của Mỹ hiện nay. Harpoon dùng Radar và GSP để nhắm mục tiêu nên rất chính xác, tầm xa có thể tới 111 km, và có thể dùng trong mọi điều kiện thời tiết. Loại mới nhất SLAM-ER có thể bắn xa tới 150 km. Chi tiết và h́nh ảnh Harpoon tại web site này: http://united-states-navy.com/weapons/harpoon.htm

Phi đạn Exocet của Pháp có loại bắn từ máy bay (AM39), từ tàu ngầm (SM39), hoặc từ tàu chiến (MM38 và MM40). MM38 có tầm xa 38 km và MM40 có tầm xa 70 km. Pháp dự định ra một loại mới MM40 Block2 vào năm 2006 với tầm xa 180 km. Chi tiết và h́nh ảnh Exocet: http://www.netmarine.net/armes/exocet/

Phi đạn dùng trên bộ chỉ có tính cách pḥng thủ thụ động. Cách đối phó hay nhất để chống tàu chiến của địch vẫn là một tàu chiến khác hoặc bằng phi cơ cũng trang bị tên lửa. Trong cuộc chiến giữa Anh và Á Căn Đ́nh tại quần đảo Falkland Islands năm 1982, Argentine đă dùng chiến đấu cơ Super Etendard cũng mua của Pháp và phi đạn Exocet bắn tàu Anh một cách hiệu nghiệm. Phi công chiếc Super Etendard bay thấp để tránh Radar, khi thấy tàu chiến Anh trong tầm Radar cách khoảng 30 km, bắn và nhả ra tên lửa Exocet và quay về căn cứ, c̣n tên lửa Exocet đă có tọa độ trong Radar tự động t́m kiếm mục tiêu bay thẳng đến tàu Anh, làm Hải Quân Anh mất một chiến hạm HMS Sheffield cùng nhiều thủy thủ mà Á Căn Đ́nh không mất một mạng nào. Nhưng khi đó Pháp là bạn nước Anh nên đă ngưng cung cấp Argentine các loại khí giới. Nên cuối cùng Argentine cũng thua cuộc chiến. Đây là h́nh ảnh chiến hạm HMS Sheffield của Hải Quân Anh bị trúng phi đạn Exocet trong trận hải chiến Falkland Islands:

http://news.bbc.co.uk/onthisday/hi/dates/stories/may/4/newsid_2504000/2504155.stm

Phi đạn chống tàu chiến khác phi đạn chống máy bay ở điểm này: máy bay nhỏ hơn tàu chiến, và nếu chỉ cần trúng một yếu điểm của máy bay là cả chiếc máy bay bị rớt. Tàu chiến cỡ như chiếc Sovremenny lớn gấp mấy trăm lần loại máy bay chiến đấu như F4 Phantom xưa kia thả bom miền Bắc VN. Nên phi đạn cần sức công phá gấp nhiều lần mới có thể làm chiếc tàu bị ch́m hoặc ít ra là bất khiển dụng. Các loại vũ khí cá nhân chống phi cơ như loại Stinger Mỹ cung cấp cho Afghanistan chỉ có tầm xa tối đa là 5 km và bay nhắm vào sức nóng của máy phản lực chứ không có vô tuyến điều khiển. Muốn bắn tàu chiến phải có tầm xa, phải được Radar điều khiển, và có khả năng bay sát mặt biển để tránh Radar địch. Do đó hầu như không có ai chế tạo loại vũ khí cá nhân chống tàu chiến. 

Nếu nói chuyện đánh kiểu du kích trên biển th́ ta cũng phải dùng đến máy bay hoặc trực thăng. Trường hợp máy bay Argentine bắn ch́m tàu chiến của Anh cũng là một kiểu đánh du kích. V́ Hải Quân Argentine lúc đó không đủ sức đối đầu với Hải Quân Anh nên họ dùng toàn phi cơ để tấn công tàu Hải Quân Anh. Nếu mua tàu chiến để đánh ngang ngửa với chiếc Sovremenny th́ VN không đủ tiền. Mua tàu nhỏ th́ không có khả năng đi xa ngoài khơi. Cách chống đỡ rẻ tiền nhất bây giờ là bố trí một số phi đạn trên các ḥn đảo ta đang chiếm giữ. Dùng đảo có địa h́nh cao nhất để thiết lập đài Radar, v́ Radar càng cao càng nh́n xa. Nghiên cứu địa h́nh xem có thể thiết lập được một phi trường trên đảo th́ tốt nhất. Ta có thể dùng loại trực thăng lên thẳng như loại Lynx trang bị phi đạn Sea Skua mà Hải Quân Anh đang sử dụng:

http://www.airforce-technology.com/project...mages/lynx2.jpg

Nếu phi trường đủ dài th́ ta có thể túc trực vài máy bay chiến đấu có trang bị phi đạn chống tàu chiến. Các loại máy bay MiG21 hay Su27, Su30 đúng ra là loại máy bay dùng cho không chiến với máy bay địch chứ không phải để chuyên môn chống tàu chiến. Hữu hiệu nhất và ít tốn kém nhất th́ có thể thiết lập một phi đoàn trang bị loại máy bay Super Etendard của Pháp cùng với phi đạn Exocet. Máy bay F/A18 của Mỹ cũng có khả năng dùng tên lửa Harpoon để tấn công tàu chiến nhưng mắc tiền hơn chiếc Super Etendard gấp 4 lần, tuy rằng loại F/A18 tối tân hơn, vừa có khả năng tấn công tàu chiến và vừa có khả năng không chiến với phi cơ địch. 

Theo hệ thống đặt tên các loại máy bay Mỹ do Hải/Lục/Không Quân xử dụng, th́ sẽ có một chữ (A,B,C,F, vv..) đi kèm với một số cho mỗi loại máy bay. Máy bay bắt đầu bằng chữ A co nghĩa là ‘Attack aircraft’ hoặc phi cơ tấn công mục tiêu dưới đất, ví dụ như A4, A10. Máy bay bắt đầu bằng chữ B thuộc loại ‘Bomber’ (máy bay thả bom), ví dụ như B52, B1, B2. Máy bay bắt đầu bằng chữ C là loại phi cơ vận tải ‘Cargo Aircraft’, ví dụ như C47, C130, C135. Máy Bay bắt đầu bằng chữ F ‘Fighter’ là loại phi cơ chiến đấu trên không, ví dụ như F4, F5, F14, F15, F16, vv..

Thường th́ loại phi cơ chuyên môn tấn công mục tiêu dưới đất như A4, A6, A10 th́ chỉ dùng vào việc tấn công mục tiêu dưới đất chứ ít khi dùng cho không chiến chống máy bay địch. C̣n loại ‘Fighter’ như F5, F14, F15 th́ chuyên môn không chiến với các phi cơ địch nhưng không hiệu lực nếu dùng vào việc tấn công mục tiêu dưới đất. Riêng loại F/A18 là có thể làm cả hai công chuyện tấn công mục tiêu dưới đất và không chiến với phi cơ địch.

 

F/A18 thả tên lửa Harpoon

Trên thực tế, loại Super Etendard thuộc loại phi cơ tấn công mục tiêu dưới đất và tấn công tàu chiến chứ không hữu hiệu vào việc không chiến với phi cơ địch. C̣n các loại MiG21 và Su27 th́ thuộc loại không chiến chứ không hữu hiệu nếu dùng vào việc tấn công tàu chiến. Và hai loại này không có trang bị tên lửa để tấn công tàu chiến địch. MiG21 và Su27 có trang bị tên lửa để không chiến với phi cơ địch, nhưng tên lửa dùng cho không chiến không thể dùng để tấn công tàu chiến một cách hiệu quả. Tuy nhiên để pḥng hờ ta vẫn cần loại phi cơ không chiến để hộ tống các phi cơ tấn công tàu chiến trên đường đi và đường về.

MiG21 Không Quân Nhân Dân

V́ Hải Quân Pháp đang tân trang Hải Quân của họ nên đang thay thế các phi đoàn Super Etendard bằng loại phi cơ Rafale tối tân hơn. Super Etendard là loại máy bay chiến đấu trang bị Exocet do Hải Quân Pháp sử dụng trên Hàng Không Mẫu Hạm đă nhiều năm nay. Ta không đủ tiền mua máy bay mới th́ dịp này có thể điều đ́nh mua lại máy bay cũ Super Etendard sẽ được giá rẻ. Mà loại máy bay này sẵn sàng trang bị phi đạn Exocet và đă chứng tỏ khả năng trong các cuộc hải chiến. Nói về du kích hiện đại thế kỷ 21 trên Đại Dương th́ đây là giải pháp tốt nhất để chống lại tàu chiến TQ. Đây là h́nh ảnh của chiến đấu cơ Super Etendard của Pháp:

http://www.globalsecurity.org/military/world/europe/images/cdg08127.jpg

 

Super Etendard của Hải Quân Argentine với tên lửa Exocet dưới cánh phải. Dưới cánh trái là b́nh xăng phụ để tăng tầm hoạt động.

Từ đất liền, ví dụ Nha Trang, ra vùng đảo Trường Sa trên dưới 600 km. Nếu căn cứ phải ở trên đất liền th́ cũng cần huấn luyện phi công cách tiếp tế nhiên liệu trên không để có thể bay đủ xa ra ngoài khơi. Trường hợp này phải mua thêm một loại phi cơ tiếp tế nhiên liệu như loại Boeing KC135. Đây là h́nh chiếc KC135 đang tiếp tế nhiên liệu cho một chiếc F14 và một chiếc S3: http://www.boeing.com/history/boeing/images/kc135.jpg

Nói chung th́ tại Trường Sa ḿnh có ưu thế ở điểm này: quần đảo Trường Sa cách bờ biển VN khoảng 600 km, và cách đảo Hải Nam khoảng 1000 km. Theo tôi biết th́ hiện nay TQ chưa có khả năng tiếp tế nhiên liệu trên không, nên các phi đoàn chiến đấu cơ TQ tại Hải Nam sẽ khó có thể can thiệp tại Trường Sa. Ngoài ra, ta nên có thêm vài chiếc máy bay tuần tiễu có thể bay xa và bay lâu để có thể phát hiện tàu chiến hoặc tàu ngầm, bay thường xuyên trên vùng quần đảo để báo động sự có mặt của một hải đoàn hay tàu ngầm. Máy bay kiểu P3 Orion có thể bay liên tục hơn 4000 km và có thể phát hiện các tín hiệu của tàu chiến và tàu ngầm bằng cách thả các phao SONAR để ḍ tàu ngầm dưới mặt nước. P3 cũng có thể trang bị phi đạn Harpoon. Đây là một chiếc P3 được Hải Quân Hoà Lan xử dụng:

http://www.dutchsubmarines.com/specials/images/plane_rnn_p3_28nov2002.jpg

Pháp cũng có một loại phi cơ tương tự nhưng nhỏ hơn là chiếc Dassault Atlantique. Chiếc Atlantique vừa là phi cơ tuần tiễu đường xa, có đủ dụng cụ để ḍ tàu chiến cùng tàu ngầm, có thể mang theo hai phi đạn Exocet để bắn tàu địch khi cần thiết.

http://www.aerospaceweb.org/aircraft/maritime/atlantique/atlantique_05.jpg

Tuy nhiên các loại máy bay tuần tiễu đường xa có điểm yếu là bay chậm và nặng nề hơn các chiến đấu cơ phản lực. Ngược lại phi cơ tuần tiễu có thể bay lâu đến 10 tiếng đồng hồ trên đại dương. 

Tóm lại, nếu ta bỏ ra khoảng 100 triệu Mỹ Kim mua một phi đoàn chiến đấu cơ phản lực có trang bị tên lửa Exocet th́ ta sẽ có khả năng đối phó nếu Hải Quân địch đe dọa các ḥn đảo c̣n lại tại Trường Sa, ta rất có hy vọng đánh ch́m ít nhất một số tàu địch mà c̣n có thể bên ḿnh chỉ bị thiệt hại tối thiểu, hoặc không bị một thiệt hại nào. Nếu chẳng may có một vài chiếc máy bay bị bắn rớt th́ cũng chỉ có một vài người bị lâm nguy, chưa kể là c̣n có thể nhảy dù ra ngoài và được cứu sống.

Một khi có ưu thế và có sự yểm trợ trên không th́ mặc dù có một lực lượng Hải Quân nhỏ hơn vẫn có thể đẩy lui một lượng Hải Quân mạnh hơn của địch. Khi t́nh h́nh VN đă cải tiến th́ ta sẽ có th́ giờ chỉnh đốn lại các lực lượng Không Quân và Hải Quân, đóng thêm tàu chiến và mua thêm tàu ngầm khi hoàn cảnh cho phép để rút ngắn lại khoảng cách Hải Quân của hai bên.

Đây là giải pháp dùng loại phi cơ chiến đấu có khả năng trang bị tên lửa chống tàu chiến đồng thời có khả năng tiếp tế nhiên liệu trên không để có thể bay xa ngoài khơi tại Trường Sa, có th́ giờ tấn công tàu địch và sau đó trở về căn cứ an toàn. Và như tŕnh bày trước đây hiện có loại Super Etendard của Pháp và F/A18 của Mỹ là có thể trang bị tên lửa chống tàu chiến lại có khả năng tiếp tế nhiên liệu trên không.

Khi c̣n phải lo việc bảo vệ Trường Sa và sau này Hoàng Sa th́ việc tiếp tế nhiên liệu trên không là việc tối quan trọng. Nếu không có khả năng này th́ có phi cơ tốt bao nhiêu cũng sẽ vô hiệu trong cuộc hải chiến, ngoại trừ trường hợp ta có Hàng Không Mẫu Hạm.

Trên đường dài ta cần phải chỉnh đốn và chuẩn bị cả một kỹ nghệ quốc pḥng để có thể tự túc tự cường, không thể lơ là như bao nhiêu năm trước. Nếu qua được cơn nạn này, ta sẽ c̣n phải tiếp tục chuẩn bị đối phó mọi nguy cơ trong thế kỷ tới. Ta chỉ có thể cố gắng dọn một đường đi để những thế hệ mai sau sẽ không phải trải qua những sự thăng trầm của dân tộc mà ta đă trải qua 50 năm qua.

Trong lịch sử các chiến trận, máy bay luôn luôn có thế lợi khi lâm trận với tàu chiến. Đă nhiều lần máy bay chứng tỏ có thể đánh ch́m tàu địch mà không bị một thiệt hại nào. Một ví dụ là việc máy bay Nhật đánh ch́m hai chiến hạm hạng nặng của Hải Quân Anh là chiếc Prince of Wales và chiếc Repulse ngoài khơi Singapore 1941 mà phi cơ Nhật không bị thiệt hại một chiếc nào: http://www.microworks.net/pacific/personal/pow_repulse.htm


Và sau này tại quần đảo Falkand năm 1982, máy bay Super Etendard của Argentine đánh ch́m chiếc HMS Sheffield và chiếc Atlantic Conveyor bằng phi đạn Exocet và phi công trở về căn cứ an toàn: http://johnsmilitaryhistory.tripod.com/falklands.html

T N Việt 2005

Sửa lần cuối ( Wednesday, 11 May 2005 )

 

 

 

TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HOÁ CHIẾN LƯỢC TỚI CHÍNH SÁCH ĐÔNG Á CỦA HOA KỲ

Frank L. Miller, Jr
Tháng 11/2003

American Embassy Hanoi  usembassy.state.gov/vietnam/wwwhta103.html

 

Quan điểm tŕnh bày trong báo cáo này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh chính sách hay quan điểm chính thức của Quân đội, Bộ Quốc pḥng, hay Chính phủ Mỹ. Báo cáo này được thông qua để phát hành công khai; phân phát không hạn chế.

****

Những ư tưởng được phác thảo ở đây là kết quả của 16 năm công tác liên tục trong các đơn vị của quân đội Mỹ đóng ở, hoặc hướng vào, khu vực châu Á - Thái B́nh Dương. Từ năm 1986 đến 2002, tôi đă đảm nhận nhiều trọng trách trong Lực Lượng Đặc biệt của Quân đội Mỹ, với tư cách là Quản lư Chương tŕnh Trợ giúp An ninh của Bộ chỉ huy Thái B́nh Dương, nhà Phân tích Quân sự - Chính trị, và là Tuỳ viên Quân sự và Quốc pḥng tại Sứ quán Mỹ ở Hà Nội. Trong những cương vị đó, tôi đă tham gia đầy đủ từ quá tŕnh h́nh thành cho tới thực hiện chính sách đối với Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Mặc dù những ư kiến được đưa ra ở đây là của riêng tôi song chúng là tập hợp những bài học và ư tưởng của nhân viên trong tất cả các cơ quan của Chính phủ và của mọi tầng lớp đại diện cho nước Mỹ ở châu Á trong cương vị chính thức và không chính thức. Khó có thể liệt kê hết danh tính của họ ở đây, bởi vậy tôi xin cảm ơn tất cả v́ những đóng góp tập thể của họ nhằm thúc đẩy lợi ích của Mỹ ở khu vực năng động này của thế giới. Những thành công liên tiếp của chúng ta phần lớn nhờ vào khả năng của họ trong việc biến những mục tiêu công khai của Mỹ, những mục tiêu thường được định ra để người dân trong nước tiếp thu, thành những ư tưởng mà những đồng nhiệm châu Á của họ có thể lĩnh hội. Những ư tưởng trong báo cáo này nhằm giúp họ hiểu được quá tŕnh chuyển hoá này. Tôi cũng xin đặc biệt cảm ơn Tiến sĩ Andrew Scobell của Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Trường Chiến tranh Quân sự v́ đă giúp đỡ tôi sắp xếp, chuyển tải những ư nghĩ lộn xộn thành một tài liệu chặt chẽ.

****

Xin hoan nghênh những nhận xét về báo cáo này và xin gửi về địa chỉ: Giám đốc, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Trường Chiến tranh Quân sự, 122 Đại lộ Forbes., Carlisle, PA 17031-5244. Bản sao báo cáo này có thể lấy tại Văn pḥng Xuất bản bằng cách gọi cho số máy (717) 245-4133, FAX (717) 245-3820, hoặc qua email tại địa chỉ Rita.Rummel@carlisle.army.mil

****

Tất cả các chuyên khảo của Viện Nghiên cứu Chiến lược (SSI) được cung cấp tại trang chủ của SSI dành cho phân tích thông tin điện tử. Địa chỉ trang chủ của SSI là http://www.carlisle.army.mil/ssi/index.html

****

Viện Nghiên cứu Chiến lược xuất bản bản tin thư điện tử hàng tháng nhằm cập nhật cho cộng đồng an ninh quốc gia nghiên cứu của các nhà phân tích của chúng ta, những ấn phẩm mới ra và những ấn phẩm sắp xuất bản, và những hội thảo sắp tới mà Viện tài trợ. Mỗi bản tin đều có một bài b́nh luận chiến lược của một trong số các nhà nghiên cứu. Nếu bạn muốn nhận được những bản tin này, hăy cho chúng tôi biết bằng việc gửi email đến địa chỉ outreach@carlisle.army.mil hoặc gọi số máy (717) 245-3133.

LỜI TỰA

Trường Chiến tranh Quân sự là một môi trường lư tưởng cho các sỹ quan quân đội và nhân viên chính phủ được chọn lựa phản ánh và sử dụng những kinh nghiệm nghề nghiệp của họ nhằm khám phá một loạt những vấn đề chiến lược. Để đảm bảo rằng công tŕnh nghiên cứu của các sinh viên trường Chiến tranh Quân sự được các nhà lănh đạo Bộ quốc pḥng và Quân đội biết đến, Viện Nghiên cứu Chiến lược đă đưa vào ấn phẩm Chiến lược An ninh những nghiên cứu chọn lọc trong số các công tŕnh nghiên cứu Carlisle của Viện.

Đại tá Frank L. Miller, thành viên của khoá học 2003 tại Trường Chiến tranh Quân sự, là tác giả của công tŕnh nghiên cứu này. Sử dụng những ví dụ minh họa từ khu vực châu Á-Thái B́nh Dương, ông đă chứng tỏ sự cần thiết phải có cách tiếp cận khu vực và đôi khi cả tiếp cận tiểu khu vực đối với vấn đề an ninh tập thể. Đại tá Miller kết luận rằng xử lư những mối quan hệ này từ góc độ toàn cầu, và do đó bỏ qua những chuẩn mực địa phương, có thể gây ra những xích mích không đáng có. Ông đề xuất một loạt kiến nghị chính sách nhằm đạt được những mục tiêu của Mỹ ở khu vực này.

STEVEN METZ-Giám đốc Phụ trách Nghiên cứu
Viện Nghiên cứu Chiến lược.

ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ

Frank L. Miller, Jr., nhận nhiệm vụ trong Lực lượng Bộ binh năm 1980 và là Trung đội trưởng Trung đội súng trường rồi là Trung tá đại đội súng trường trong Sư đoàn không vận thứ 101 (Không kích) trước khi tham gia Lực lượng Đặc biệt năm 1985. Với tư cách là sĩ quan Lực lượng Đặc biệt, Đại tá Miller đă đi khắp khu vực châu Á - Thái B́nh Dương khi được chỉ định nhận nhiệm vụ tại Tiểu đoàn không vận thứ nhất, Nhóm Lực lượng Đặc biệt Thứ nhất (Không vận) tại Okinawa, Nhật Bản và Tiểu đoàn Thứ hai, Nhóm Lực lượng Đặc nhiệm (A) tại Fort Lewis, Washington. Là một nhà nghiên cứu Hán ngữ, Đại tá Miller được chọn tham gia Chương tŕnh Quan chức phụ trách khu vực ở nước ngoài và ông đă thực hiện ba nhiệm vụ: một ở Hồng Kông; một ở Bộ chỉ huy Thái B́nh Dương của Mỹ với tư cách là Quan chức Phụ trách về Trung Quốc, Cục J5 ; và gần đây nhất là Tuỳ viên Quân sự và Quốc pḥng tại Sứ quán Mỹ ở Hà Nội, Việt Nam. Ông sắp nhận nhiệm vụ tiếp theo là Tuỳ viên Quân sự ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào đầu năm 2004. Đại tá Miller có bằng Thạc sỹ về Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia tại Trường Hải quân và bằng Thạc sỹ về Nghiên cứu Chiến lược tại Trường Chiến tranh Quân sự tại Mỹ.

TÓM LƯỢC

Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ một phần kêu gọi chúng ta hăy dựa vào các liên minh và các mối quan hệ hữu nghị để tăng cường an ninh khu vực. Các nhà hoạch định chính sách của chúng ta thường xử lư những mối quan hệ này từ góc độ toàn cầu, bỏ qua những chuẩn mực địa phương và tạo ra những xích mích không đáng có trong mối quan hệ. Công tŕnh nghiên cứu này sẽ chứng tỏ sự cần thiết phải có cách tiếp cận khu vực, và đôi khi cả tiếp cận tiểu khu vực, đối với vấn đề an ninh tập thể, sử dụng những ví dụ minh họa từ khu vực châu Á - Thái B́nh Dương. Một sự so sánh cần thiết giữa những loại h́nh khác nhau về việc xác định và đạt được an ninh dẫn đến một loạt khuyến nghị chính sách giúp đạt được những lợi ích an ninh của Mỹ ở châu Á - Thái B́nh Dương một cách tốt nhất.

TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA CHIẾN LƯỢC LÊN CÁC CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐÔNG Á

Tất cả các chính quyền khi mới lên nắm quyền đều được kêu gọi tiếp tục chú trọng đến mối quan hệ của chúng ta với Đông Á, 1 nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực đó đối với an ninh và kinh tế Mỹ. Thường các bài báo được đăng tải đều nêu bật một cuộc điều tra hoặc trưng cầu dân ư mới đây trong đó coi người dân châu Á là lực lượng đang lớn mạnh trong bối cảnh chính trị Mỹ. Sự khoa trương trong các chiến dịch chịu nhiều chỉ trích về chính sách Đông Á hiện nay. Mặc dù chẳng bao giờ thay đổi, nhưng chính quyền mới nào cũng đều phải ngừng khoa trương và chấp nhận rằng quan hệ cũng chỉ ở mức gần ngang bằng với mức độ quan hệ của chính quyền tiền nhiệm. Tại sao vậy ? Có phải sự ổn định tương đối của khu vực cho phép chúng ta tập trung vào những khu vực khác phức tạp hơn trên thế giới ? Hay là do không xác định được cách thức đối phó tốt hơn với một khu vực đa dạng và bí ẩn như Viễn Đông ? Hay là “quá bí ẩn” nên người phương Tây không thể hiểu được ? Có thể cách tiếp cận này là sai. Có thể khái niệm khu vực Đông Á là quá rộng. Hoặc có thể là nền văn hoá xuất phát từ châu Âu của chúng ta không thể chấp nhận được rằng chúng ta không cần phải nắm vai tṛ lănh đạo ở mọi khu vực trên thế giới v́ mục đích an ninh và ổn định của khu vực.

Vậy vai tṛ của chúng ta ở Đông Á là ǵ? Chúng ta tiếp cận khu vực này như thế nào khi thiếu tính đồng nhất, khi không cùng chung văn hoá, ngôn ngữ, chính trị và địa lư v.v. Trên thực tế, nhân tố chung duy nhất ở khu vực này là lịch sử tương tác hàng ngh́n năm của nó với một loạt những đặc điểm khác biệt này. Khi chúng ta bước vào thập kỷ thứ hai của những mối quan hệ hậu Chiến tranh Lạnh, đó là lúc chúng ta phải đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc kết thúc giai đoạn đó đối với quan hệ Mỹ-Đông Á, liệu những thay đổi được tạo ra là đủ rồi hay cần phải có nhiều thay đổi hơn nữa.

Có rất nhiều công tŕnh nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với Đông Á sau khi thế hai cực mà chúng ta thường gọi là Chiến tranh Lạnh kết thúc. Kéo dài 50 năm, Chiến tranh Lạnh phải chịu trách nhiệm v́ hai trong số ba cuộc chiến tranh lớn mà Mỹ tham gia ở châu Á trong thế kỷ 20. Với sự tan ră của Liên Xô và kéo theo là sự huỷ bỏ những hiệp ước tương trợ dựa trên ư thức hệ của Moscow trên toàn thế giới, bây giờ là thời điểm tốt nhất để đánh giá lại những chính sách của chúng ta liên quan đến an ninh và sự ổn định của Đông Á. Các nước trong khu vực cũng đánh giá lại mối quan hệ bên trong khu vực của họ, đặc biệt là những quan hệ dựa trên pḥng thủ chống lại hoặc ủng hộ Chủ nghĩa Cộng sản. Như đă được đề cập ở trên, những đánh giá này c̣n tiếp tục, nêu bật tầm quan trọng tiếp tục của khu vực này đối với lợi ích quốc gia của Mỹ. 2

TẦM QUAN TRỌNG CỦA AN NINH ĐÔNG Á ĐỐI VỚI LỢI ÍCH QUỐC GIA CỦA MỸ ĐÔNG Á

Theo truyền thống, Mỹ kêu gọi một châu Á an toàn, ổn định và năng động về kinh tế mà nhờ đó quan hệ thương mại mạnh mẽ có thể được duy tŕ. 3 Chiến lược An ninh Quốc gia 2002 (NSS 02) kêu gọi kết hợp các liên minh song phương và hợp tác với các thể chế khu vực nhằm xử lư những thay đổi ở khu vực Đông Nam Á năng động, kể cả việc tiếp tục duy tŕ sự hiện diện tiền tiêu của quân đội Mỹ. 4

Những mục tiêu của sự hợp tác khu vực bao gồm thiết lập sự cân bằng quyền lực toàn cầu có lợi cho tự do, 5 xây dựng những chương tŕnh nghị sự hợp tác tích cực trong cuộc chiến chống khủng bố, 6 và cuối cùng là tạo ra một châu Á ổn định về chiến lược. 7 Việc này phải được thực hiện trong một môi trường “vừa cạnh tranh vừa hợp tác” với các nước khác, và trong một khu vực mà Đánh giá Quốc pḥng Bốn năm một lần đưa ra năm 2001 (QDR 01) thừa nhận khả năng một đối thủ quân sự có thể nổi lên. 8 Phản ứng được đề xuất nhằm đối phó với thách thức này một phần kêu gọi chú trọng đến việc đảm bảo tăng cường khả năng tiếp cận và những hiệp định về cơ sở hạ tầng trong khu vực, 9 trong khi các liên minh và quan hệ song phương được xem là “trụ cột của an ninh Mỹ”. 10 Sự ám chỉ đó là chỉ thông qua những mối quan hệ trực tiếp th́ an ninh mới có thể được đảm bảo. 11 Đây chỉ là cách tiếp cận trung tâm của Mỹ đối với an ninh mà cuối cùng sẽ dẫn đến chiến lược của chúng ta thất bại ở châu Á.

Đánh giá Quốc pḥng Bốn năm một lần mới đây nhất chính thức kêu gọi chuyển trọng tâm pḥng thủ của chúng ta từ châu Âu sang khu vực châu Á -Thái B́nh Dương. Những lư do của sự thay đổi này là hiển nhiên nhưng đă bị bỏ qua quá lâu. Đông Á là đối tác thương mại số một của Mỹ. Năm 1999, GDP của khu vực này đạt 6.475.879 tỉ đô la, 12 với tổng số dân là 1966 triệu người 13 và khu vực này có bốn trong số sáu quân đội lớn nhất (kể cả Mỹ). 14

Tỷ lệ phần trăm trong tổng giá trị xuất khẩu/nhập khẩu
Điểm đến cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ - Nguồn cho hàng nhập khẩu của Mỹ

H́nh 1. Tầm quan trọng của châu Á đối với thương mại Mỹ 15
Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Niên giám Thống kê các số liệu Thương mại, Washington D.C., đă được tái bản nhiều lần. Ghi chú: a) Bao gồm cả Trung Quốc và Nhật Bản

Đông Á chỉ c̣n một điểm nóng duy nhất c̣n lại từ thời Chiến tranh Lạnh. Dầu vậy, c̣n có những lư do khác không rơ lắm nhưng mặc nhiên được công nhận, đó là sự cần thiết phải đối phó với những thành công trong quan hệ mới đây của Liên minh châu Âu ở châu Á, và việc các quốc gia Đông Nam Á mới đây chấp nhận Trung Quốc. Một tác giả đă kết luận rằng sự xa lánh của châu Âu buộc Mỹ phải t́m kiếm quan hệ gần gũi hơn ở châu Á. 16

Đông Nam Á được đánh dấu bởi những tuyến đường giao thông biển cực kỳ quan trọng và có sức mạnh kinh tế đang được hồi phục thách thức sức mạnh kinh tế của châu Âu về giá trị thương mại trong quan hệ với Mỹ. Bốn trong số năm nước cộng sản c̣n lại trên thế giới nằm ở châu Á (Việt Nam, Lào, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên), ba trong số bốn nước này nằmở hoặc đang đ̣i hỏi chủ quyền lănh thổ ở Đông Nam Á. Hai nước có chính quyền do nhóm nhỏ nắm quyền, trong đó một nước ôn hoà (Brunei) c̣n nước kia luôn đàn áp người dân (Myanmar hay Miến Điện); một nước là một nền dân chủ mới xuất hiện, không có phương tiện thực sự nào để tự tồn tại (Đông Timor) và sáu nước c̣n lại tán thành một số h́nh thức dân chủ (Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philipin và Inđônêxia). Quân đội những nước này đều phát triển chú trọng đến pḥng thủ trong nước, và mạnh yếu khác nhau. Tuy nhiên, bản chất pḥng thủ của các quân đội thực sự cho thấy các nước đều coi nhau là những mối đe dọa lớn. Điều này đặc biệt đúng với các nước đ̣i hỏi chủ quyền ở những vùng lănh thổ chồng lấn, chẳng hạn như ở Sabah (Malaysia và Philipin), biên giới trên đất liền của các nước Đông Dương thuộc Pháp (Việt Nam, Campuchia và Lào), và toàn bộ biển Nam Trung Hoa. 17 Trung Quốc đ̣i hỏi chủ quyền đối với toàn bộ biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông–bao gồm cả Đài Loan. Các nước khác như Philipin, Malaysia, Brunei và Inđônêxia đ̣i hỏi chủ quyền một phần đối với vùng biển này. Với những khác biệt này, cùng với nhận thức về một mối đe dọa về ư thức hệ rất rơ ràng của các phong trào nổi dậy của cộng sản với sự giúp đỡ từ bên ngoài của Trung Quốc, Mỹ và các nước ở Đông Nam Á t́m cách hợp tác nhằm ngăn chặn xung đột giữa bản thân họ. Những nỗ lực như vậy chưa từng được thực hiện ở Đông Bắc Á.

Tại sao Đánh giá Quốc pḥng Bốn năm một lần lại chính thức đề xuất chuyển những lợi ích pḥng thủ của Mỹ từ châu Âu sang châu Á? Nguyên nhân trước hết là do t́nh h́nh tiếp tục căng thẳng ở Triều Tiên và những hệ luỵ lớn hơn đối với Nhật Bản. Thứ hai, mặc dù cân nhắc kỹ lưỡng th́ xu hướng quan hệ với bốn chính phủ cộng sản tỏ ra đáng khích lệ, Mỹ vẫn duy tŕ đảm bảo an ninh cho những nước vốn hoặc hiện nay đang là địch thủ của nhau (Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan). Thứ ba là số dân Hồi giáo đông đảo ở châu Á, được biết là có quan hệ mật thiết quan trọng với các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan ở khu vực và trên thế giới. Thứ tư là nhận thức về tầm quan trọng của châu Á đối với nền kinh tế Mỹ, và ngày càng cần thiết phải bảo vệ đường giao thông biển nhằm ủng hộ các đối tác thương mại của chúng ta. Khi các nền kinh tế châu Á phục hồi sau cuộc Khủng hoảng Tài chính châu Á 1997, những nền kinh tế này sẽ sẵn sàng và có khả năng quan hệ với phương Tây như những đối tác ngang hàng. Điều này đă được thể hiện rơ trước khi xảy ra khủng hoảng khi các nền kinh tế này được Ngân hàng Thế giới đánh giá là “Sự thần kỳ” của châu Á. 19 Việc những nền kinh tế này tiếp tục tồn tại được sau cuộc khủng hoảng càng khẳng định thêm cho nhận định đó. Cuối cùng, sự xuất hiện tiềm tàng của Trung Quốc với tư cách là bá quyền khu vực đ̣i hỏi chúng ta phải nỗ lực hơn nữa nhằm duy tŕ hoà b́nh và ổn định ở khu vực châu Á - Thái B́nh Dương.


H́nh 2. Những tuyến giao thông biển quan trọng ở Đông Nam Á 18

HỆ LỤY CỦA VIỆC KHÔNG ĐƯA RA ĐƯỢC NHỮNG CHÍNH SÁCH ĐÚNG ĐẮN

Bandar cảm nhận rằng sự thật mỉa mai là cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh là sự hiểu nhầm về văn hoá.
Bob Woodward 20

Câu trích dẫn trên là của Đại sứ Ả Rập Xê Út tại Washington khi biết thời điểm bắt đầu chiến dịch không kích mang tên Băo táp Sa mạc. Suy nghĩ của ông cho thấy rơ rằng, trong khi vẫn ủng hộ những hành động chống lực lượng I rắc ở Cô Oét, ông đă nhận thức được những cách thức khác nhau nhằm đối phó với vấn đề lớn hơn đă bị bỏ qua do thiếu sự nhận thức về văn hoá ở cả Washington và Bát đa. Không t́m được cách tiếp cận phù hợp ở Đông Á có thể là thảm họa đối với việc duy tŕ một khu vực châu Á - Thái B́nh Dương hoà b́nh, kể cả cuộc xung đột mở ở Triều Tiên, eo biển Đài Loan và Biển Nam Trung Hoa. Những mối đe dọa ít nguy hiểm hơn đối với những lợi ích của Mỹ ở khu vực cũng có thể xảy ra nếu những nền văn hoá chiến lược của châu Á bị coi nhẹ hoặc bị hiểu sai. Những mối đe dọa tiềm tàng là:

  • Gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ;
  • Sự nổi dậy của một nước Nhật Bản được tái vũ trang;
  • Một bán đảo Triều Tiên ngày càng thù địch;
  • Chủ nghĩa phe phái gia tăng theo biên giới sắc tộc và/hoặc là tôn giáo;
  • Giảm tăng trưởng kinh tế dẫn đến sự cạnh tranh trong khu vực gia tăng; và,
  • Ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực bị gạt ra ngoài lề. 21

Okimoto nêu lên một nguy cơ khác nữa trong nội bộ Mỹ. Việc “ không đánh giá được những thành tựu của Đông Á duy tŕ măi măi ảo tưởng nguy hiểm rằng thế giới luôn phải thích ứng với Mỹ và ngày càng trở nên giống chúng ta hơn”. 22 Nguy cơ này về cơ bản là sự xung đột giữa các nền văn hoá chiến lược của Mỹ và Đông Á, một thuật ngữ được định nghĩa là “một loạt những niềm tin, giá trị và thói quen đặc thù và đă tồn tại lâu dài về vấn đề đe dọa và sử dụng vũ lực, có nguồn gốc từ những yếu tố cơ bản như địa chính trị, lịch sử và văn hoá chính trị”. 23 Được Jack Snyder đưa ra trong một báo cáo năm 1977 cho tập đoàn RAND, thuật ngữ “văn hoá chiến lược” chỉ ra rằng những quốc gia khác nhau có văn hoá chiến lược quốc gia riêng biệt của họ, nó ảnh hưởng đến quá tŕnh ra quyết sách và học thuyết hạt nhân của họ. 24 Tuy nhiên, Synder đang viết về Liên Xô và không xem xét đến những chuẩn mực và nét văn hoá chung có thể là những yếu tố có ảnh hưởng. 25 Tôi thừa nhận ông đă sai ở điểm này, rằng những nét văn hoá chung của một quốc gia có ảnh hưởng to lớn tới văn hoá chiến lược của giới lănh đạo quốc gia đó. Tôi cũng cho rằng tính đồng nhất về sắc tộc của quốc gia cũng ảnh hưởng tới sự cố kết các giá trị của một dân tộc, những giá trị đó ngược lại giúp xác định và củng cố văn hóa chiến lược.

LỊCH SỬ CÁC THỂ CHẾ AN NINH KHU VỰC CHÂU Á

Những nỗ lực của Mỹ nhằm liên kết an ninh khu vực

Nước Mỹ là một nhân vật chủ chốt ở khu vực châu Á kể từ khi Đô đốc Dewey đánh bại hạm đội Tây Ban Nha ở vịnh Manila ngày 1/5/1898, thôn tính các đảo Philipin làm thuộc địa. 26 Mặc dù Quân đội Mỹ đánh người Moros để củng cố tài sản thuộc sở hữu của chúng ta, nhưng nước Mỹ chưa bao giờ mong muốn trở thành một cường quốc thực dân, và hành động là nhằm giành độc lập cho Philipin khi Nhật Bản tấn công lực lượng Hải quân và quân đội Mỹ ở Trân Châu Cảng và Philipin. Sau khi kết thúc chiến tranh, Mỹ cố gắng chuyển lực lượng chiếm đóng tới Bắc Nhật Bản và bất chấp những lời hứa ngược lại trước đó, cho phép các cường quốc châu Âu quay trở lại những thuộc địa của họ ở Nam và Đông Nam Á. Cuộc tranh căi về chính sách này bị suy yếu với việc Tưởng Giới Thạch rút quân khỏi lục địa Trung Quốc năm 1949, và chấm dứt khi Cộng sản Bắc Triều Tiên năm 1950 tấn công vượt qua vĩ tuyến 38 nhằm thống nhất bán đảo dưới sự cai quản của chế độ Cộng sản. Sau những hành động này tất cả những lực lượng chống thực dân tương tự có quan hệ với Liên Xô và những người cộng sản Trung Quốc tự động trở thành những mối đe dọa hiển hiện đối với thế giới tự do. Chiến tranh Lạnh ở châu Á “nóng” hơn rất nhiều so với ở châu Âu có thể là do sự đoàn kết của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mới được h́nh thành.

Trong bối cảnh này năm 1954, và dưới sự khởi xướng của Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) được thành lập với tư cách là một bộ phận trong hệ thống thế giới các liên minh quân sự chống cộng sản do Mỹ đứng đầu. 27 Sự tập trung hạn hẹp của tổ chức này vào việc ngăn chặn sự xâm lược của cộng sản làm cho nó thất bại ngay sau khi h́nh thành, v́ hầu hết các thành viên của tổ chức này đều do dự không cam kết với một nghĩa vụ an ninh tập thể. Tổ chức này không chỉ thiếu vắng Indonêxia-một nước chống cộng sản lớn nhất châu Á, mà cả Nam Việt Nam, Campuchia và Lào, những “nước” cần đấu tranh cho an ninh tập thể cũng vắng mặt. 28 Trên thực tế, hầu hết thành viên đều không ở Đông Nam Á, kể cả Pakistan. Mặc dù SEATO tồn tại về mặt danh nghĩa cho đến măi năm 1977, nhưng nó chưa bao giờ có được sự ủng hộ cần thiết trong khu vực để tiếp tục phát triển. Mặc dù thất bại nhưng SEATO có thể là một ví dụ tốt nhất thể hiện mức độ khó khăn đối với một quốc gia bên ngoài khu vực khi muốn khuyến khích an ninh tập thể cho những nước trong khu vực. 29

Những nỗ lực của châu Á nhằm liên kết an ninh khu vực

Mối lo ngại với những láng giềng của một nước không chỉ ngăn cản tất cả những nỗ lực ban đầu nhằm h́nh thành một khối chống cộng kiểu phương Tây ở Đông Nam Á, mà hầu hết những mô h́nh ở châu Á cũng đều không t́m thấy cơ sở chung cho sự dàn xếp an ninh mang tính hợp tác ở khu vực này. Năm 1961, Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) được Thái Lan, Philipin và Malaya thành lập, nhưng đă chấm dứt năm 1963 khi các lănh thổ của Anh, Sabah và Sarawak gia nhập bán đảo Malaya (cùng với Singapore) h́nh thành Liên bang Malaysia. Sự phản đối kịch liệt của Philipin-nước cũng đ̣i hỏi một phần chủ quyền đối với Sabah-đă chấm dứt ASA. Sự h́nh thành Malaysia và những cuộc đụng độ ở biên giới (gọi là Konfrontasi) do Indonêxia tiến hành cũng đảm bảo chấm dứt một dàn xếp tiểu khu vực tương tự, đó là Hợp bang phi chính trị, (gọi là Maphilindo, nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm lại việc thành lập Liên bang Malaysia) một hiệp hội của Malaya, Philipine và Inđônêxia. 30 Một sáng kiến của Nam Triều Tiên nhằm thử tạo ra một mặt trận thứ hai chống sự xâm lược của cộng sản trên toàn châu Á năm 1966 dẫn đến sự tồn tại khá lâu của Hội đồng châu Á và Thái B́nh Dương (ASPAC). Hội đồng này cũng giải tán năm 1973. 31

Những cách tiếp cận khác nhau ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

Thất bại liên tục của các thể chế an ninh khu vực và tiểu khu vực và cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản quốc tế đang tiếp diễn buộc Mỹ phải thiết lập rất nhiều quan hệ an ninh song phương ở châu Á. Tất cả đều được h́nh thành trong thời gian chiến tranh và vẫn c̣n tồn tại từ khi ra đời. Quan hệ an ninh song phương với Úc và Philipin c̣n lại từ Chiến tranh Thế giới Thứ hai, trong khi Liên minh Nhật-Mỹ là kết quả trực tiếp của việc Mỹ chiếm đóng sau chiến tranh. Liên minh với Hàn Quốc tồn tại từ khi Cộng sản Bắc Triều Tiên cố gắng thống nhất đất nước bằng vũ lực năm 1950. Thái Lan kư hiệp ước pḥng thủ với Mỹ ngày 6/3/1962 khi bị đe dọa bởi các cuộc nổi dậy của Cộng sản được Trung Quốc và Việt Nam hậu thuẫn. 32 Thất bại và thái độ ngoan cố về chính trị đă chấm dứt hai quan hệ an ninh song phương khác, đó là quan hệ với Việt Nam Cộng hoà và New Zealand. Với mỗi liên minh song phương này, Mỹ đều cam kết hỗ trợ nước này chống lại nước khác trong bất cứ cuộc xung đột khu vực nào trong tương lai. Thêm vào đó, Mỹ có nghĩa vụ pháp lư đảm bảo sự thống nhất trong hoà b́nh của Đài Loan với Đại lục. Về mặt pháp lư, tuy không phải là một liên minh song Đạo luật về Quan hệ với Đài Loan có ảnh hưởng tương tự buộc Mỹ phải chọn đứng về một bên trong bất cứ cuộc đối đầu trong tương lai ở eo biển Đài Loan. 33

Kết quả là một khu vực với hai kiểu quan hệ an ninh cùng tồn tại, mô h́nh “trục và nan hoa” của Mỹ về các nghĩa vụ pḥng thủ tích cực và hàng loạt hiệp ước không xâm lược thụ động hơn giữa các quốc gia trong khu vực. Không có một thể chế an ninh bao trùm nào tồn tại ở châu Á mà kéo được tất cả mọi người vào nỗ lực ngăn chặn xung đột hoặc nếu ngăn chặn thất bại, các thành viên khác phải có nghĩa vụ bảo vệ thành viên c̣n lại. Trên thực tế, cách tiếp cận của Mỹ đă phác họa rơ ràng một loạt chính sách khác nhau đối với Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Ngay cả các cấu trúc liên minh cũng khác nhau với những liên minh ở phía Bắc mạnh mẽ hơn liên minh ở phía Nam. Nhận thức được điều này (và có thể ngăn chặn một cuộc xung đột khác giữa các cường quốc nhằm tranh giành ảnh hưởng ở châu Á), ASEAN gồm sáu thành viên nhất trí mở rộng và khởi xướng một diễn đàn khu vực thảo luận các vấn đề an ninh. Họ làm vậy bất chấp sự phản đối hồi tháng 1/1992 của Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Jame Baker đối với việc huỷ bỏ cách tiếp cận “trục và nan hoa” đối với quan hệ an ninh ở châu Á. 34 Chủ đề chính là nhận thức rằng ở châu Á, ASEAN không thể tiếp tục duy tŕ an ninh của ḿnh trong môi trường hậu Chiến tranh Lạnh. Những mối quan hệ an ninh của họ cần phải được mở rộng để bao gồm tất cả các cường quốc khu vực. 35 Nói cách khác, mô h́nh mạng nhện cần phải phát triển. Bất chấp sự phản đối chính thức của Bộ Ngoại giao, Đánh giá Chiến lược Đông Á năm 1998 của Lầu Năm Góc (EASR) cam kết ủng hộ “sự phát triển thuyết đa nguyên về an ninh”. 36

Chiến lược An ninh của Clinton năm 1995 đối với khu vực Đông Á - Thái B́nh Dương (EASR) kêu gọi sự hiện diện tiếp tục ở tiền duyên, củng cố các liên minh song phương của chúng ta, và tham gia tích cực trong các diễn đàn an ninh đa phương, đặc biệt là Diễn đàn Khu vực ASEAN lúc đó mới được thành lập. 37 Chiến lược an ninh đó cũng kêu gọi “mở rộng” chính sách can dự của chúng ta để bao gồm cả những quốc gia bên ngoài giới bạn bè và đồng minh của chúng ta. 38 Mặc dù nhận thức được rằng Đông Á đ̣i hỏi một chiến lược an ninh tiểu khu vực riêng rẽ, Chiến lược An ninh của Clinton năm 1995 đối với khu vực Đông Á - Thái B́nh Dương cũng thừa nhận rằng sự tham dự của Bắc Triều Tiên là rất hạn chế. Trên thực tế, chiến lược nêu bật thành công duy nhất với Bắc Triều Tiên đó là Khuôn khổ Thoả thuận Song phương kư tháng 10/1994. 39 Mặc dù nhận thức được tính chất song phương rơ ràng của sự hợp tác an ninh ở Đông Bắc Á, EASR 1995 cũng nhận thức được sự thiếu vắng một mối đe dọa thống nhất, mạnh mẽ từ bên ngoài đối với khu vực và khuyến khích Đông Nam Á đi đầu trong việc tự bảo đảm an ninh cho ḿnh. Chiến lược giải thích sự hiện diện quân sự tiếp tục của Mỹ là tượng trưng cho cam kết liên tục của chúng ta nhằm bảo vệ những lợi ích chung với châu Á. 40 Tuy nhiên, chiến lược này cũng phản ánh sự thiên vị đối với các liên minh kiểu phương Tây mà ngay cả Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á - Thái B́nh Dương của Bộ chỉ huy Thái B́nh Dương cũng tiếp tục ủng hộ khi so sánh những cách tiếp cận an ninh đa phương châu Á với NATO về “phạm vi” thay v́ “mô h́nh”. 41 Sự thiên vị này có thể cũng giải thích tại sao liên tiếp các chính quyền Mỹ không nhận thức được Khuôn khổ Thoả thuận v́ cái mà tôi cho là Bắc Triều Tiên mong muốn, đó là một đảm bảo an ninh song phương với Mỹ.

Các đồng minh cũng được trông đợi giúp đảm bảo các khu vực của họ. Ở châu Âu, NATO là cơ sở cho một châu Âu ổn định và bảo đảm. Mỗi thành viên có một lá phiếu biểu quyết về các chính sách của tổ chức và có nghĩa vụ cung cấp một phần lực lượng quân đội trang bị cho NATO. 42 Tuy nhiên, ở châu Á, sự phụ thuộc của chúng ta vào các liên minh chủ yếu đă cho phép các lực lượng Mỹ có khả năng tiếp cận để mang lại an ninh khu vực.

Không giống như châu Âu, các hiệp định pḥng thủ của chúng ta ở châu Á không phải là các hiệp định khu vực, và bởi vậy không thể dựa vào khi có xung đột khu vực. 43 Nhật Bản bị hạn chế bởi hiến pháp và tiếp tục nghi ngờ các láng giềng châu Á. Các lực lượng vũ trang Hàn Quốc chủ yếu tập trung pḥng thủ bảo vệ lănh thổ của ḿnh trước các lực lượng Bắc Triều Tiên. Mặc dù Trung Quốc cũng có gánh nặng lịch sử ảnh hưởng đến việc triển khai quân ở nước ngoài, nhưng sự sẵn sàng của nước này đối với những hoạt động an ninh trong khu vực dường như bị ảnh hưởng nhiều hơn do mong muốn duy tŕ sự ổn định trong nước của Bắc Kinh. 44 Những đối tác Đông Nam Á của chúng ta không chỉ coi nhau là những mối đe dọa lớn hơn bất cứ ư thức hệ nào, nhưng kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, họ cũng nhận thức được rằng an ninh quốc gia của họ không thể dựa trên chiến lược an ninh “hay thay đổi” của “một cường quốc lớn và ở xa”. 45 Sự giảm bớt phụ thuộc vào ô quân sự của một cường quốc làm gia tăng tầm quan trọng của quan hệ thương mại, giáo dục, công nghệ, du lịch, tôn giáo, sắc tộc và những mối quan hệ hợp tác khác trong việc h́nh thành “an ninh” của một quốc gia. 46 Viện châu Á mô tả những dàn xếp an ninh hiện nay là “xấu xa cần thiết” mà không một quốc gia nào tỏ ra thoả măn. 47 Tối thiểu th́ đó là sự từ bỏ rơ ràng những khái niệm cân bằng quyền lực của “liên minh và liên kết”. 48

VĂN HÓA CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC KIỂU QUAN HỆ

Văn hoá là gốc rễ và cơ sở của chiến lược. 49
Trung tướng Li Jijun

Điều mấu chốt để hiểu được những cách tiếp cận an ninh khác nhau là công nhận kiểu quan hệ đặc thù của châu Á. Kiểu quan hệ của phương Tây là quan hệ trực tiếp giữa một chủ thể cung cấp các nguồn lực nhưng yếu về mặt quân sự và một chủ thể nổi trội, có lực lượng quân sự mạnh nhưng rất thiếu các nguồn lực với tư cách là người đảm bảo an ninh. Kiểu quan hệ này được biết đến như là mô h́nh “trục xe và các nan hoa”, một mô tả đồ họa bao gồm nhiều quốc gia khách hàng xoay quanh cùng một chủ thể chủ đạo giống như h́nh một bánh xe ḅ. An ninh của một quốc gia ở cuối mỗi nan hoa phụ thuộc vào sức mạnh của quốc gia bảo vệ nó ở trục bánh xe. Về mặt học thuyết, Nghiên cứu chung 3-16 mang tên “Những chiến dịch đa quốc gia” công nhận đặc trưng này qua sự thiết lập một liên minh quân sự với một tổ chức theo mô h́nh “Quốc gia lănh đạo”. 50

Người châu Á có xu hướng tiếp cận vấn đề an ninh theo một nghĩa rộng hơn chứ không chỉ dừng lại ở sự cân bằng quyền lực đơn thuần về mặt quân sự, trong đó ổn định kinh tế chiếm vị trí hàng đầu trong hầu hết các trường hợp. 51 Về mặt lư thuyết, nếu một quốc gia xây dựng đủ quan hệ với nhiều quốc gia khác, th́ bất ḱ mối đe dọa nào đối với quốc gia đó cũng là mối đe dọa đối với các mối quan hệ kia. Kiểu quan hệ này dẫn đến mô h́nh “các thể chế chồng chéo và đan cài” 52 tựa như một mạng nhện của các mối quan hệ song phương trong mỗi nhánh của quyền lực quốc gia. 53 Trong mô h́nh này, một tập hợp trên thực tế của những nước yếu sẽ ngăn chặn mối đe doạ của một bá chủ khu vực thông qua tính đa chủ thể và sức mạnh quan hệ của họ mà không cần đến một chủ thể chủ đạo.

Kết quả là, mặc dù được tổ chức để ngăn chặn các hành vi hiếu chiến của các quốc gia láng giềng, hầu hết các lực lượng quân sự của châu Á lại dành phần lớn thời gian cho việc thực hiện những nhiệm vụ quốc pḥng trong nước. Một phần nguyên nhân của hiện tượng này là do t́nh trạng yếu kém tương đối của quốc gia-dân tộc châu Á trong mối tương quan với những cơ cấu mang tính ràng buộc khác, ví dụ như những nền tảng sắc tộc, tôn giáo và văn hóa. Trong số ba phong trào nổi dậy mà Philipin phải đối mặt hiện nay, chỉ có một phong trào đe doạ lật đổ về mặt chính trị chính quyền quốc gia. Hai phong trào c̣n lại là những cuộc đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo và tự trị chính trị. Quân đội Nhân dân Mới của Đảng Cộng sản (NPA) là đối thủ cạnh tranh về mặt ư thức hệ duy nhất của chính quyền Manila nhằm giành quyền lănh đạo chính trị. Đảo Mindanao là địa bàn của hai phe phái Hồi giáo lớn: Mặt trận Giải phóng Dân tộc Moro (MINF) và Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) theo tư tưởng chính thống hơn. Nhóm Abu Sayyaf chỉ là một nhánh tách ra từ Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro nhưng dường như nhóm này mang nặng khuynh hướng tiền bạc hơn là tranh giành quyền lực chính trị.

Tôn giáo cũng là một nhân tố chính yếu khiến Malaysia không muốn công khai ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố. Động lực trong nước của một bộ phận đông đảo dân Hồi giáo cũng tác động đến khả năng đối phó với chủ nghĩa cực đoan tôn giáo của cả Thái Lan và Indonesia.

Định nghĩa trên không phù hợp lắm với khu vực Đông Bắc Á, dẫn đến lập luận cho rằng có lẽ các quốc gia Đông Bắc Á mang đậm phong cách phương Tây hơn là phong cách châu Á khi thảo luận quan hệ giữa các quốc gia. Bài viết này không tập trung lư giải tại sao đây có thể là nguyên nhân của vấn đề, tuy nhiên một số dữ liệu lịch sử đă đóng góp vào sự h́nh thành ư kiến trên. Thời ḱ Cải cách Minh Trị (1868-1912) của Nhật Bản được đánh dấu bằng một quyết định rơ ràng chấp nhận phương cách-và quyền lực-của phương Tây. 54 Kết hợp với nền văn hóa vơ sĩ đạo truyền thống, người dân Nhật Bản thuần nhất cảm thấy thoải mái với một mối quan hệ phân tầng, và chấp nhận vị trí mà người ta cho là dành cho ḿnh mà không hề phản đối. 55 Mặt khác, Hàn Quốc đă hàng thế kỉ bị đô hộ bởi một nước láng giềng châu Á này hay nước khác, và thấu hiểu được sự cần thiết phải để Hoa Kỳ (một cường quốc chí công vô tư làm chủ đất đai Hàn Quốc) đóng một vai tṛ chủ đạo đối với nền quốc pḥng của ḿnh. Cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều chịu nhiều ảnh hưởng của giáo lư đạo Khổng vốn nhấn mạnh việc tự bằng ḷng với hiện tại cuộc sống của ḿnh và tôn trọng đúng mực tất cả các mối quan hệ.

TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TR̀NH TOÀN CẦU HÓA Ở ĐÔNG Á ĐỐI VỚi AN NINH QUỐC GIA HOA KỲ

Trong công tŕnh nghiên cứu mang tên “Thế kỉ Toàn cầu” do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia thuộc Đại học Quốc pḥng thực hiện, ba kịch bản đă được đưa ra khi đề cập đến những tác động của quá tŕnh toàn cầu hóa đối với Đông Á. Với sự ủng hộ từ lạc quan tới bi quan đối với lợi ích của Hoa Kỳ ở châu Á, các kịch bản này đă vạch ra một ranh giới cho những phân tích của các tác giả về quá tŕnh toàn cầu hóa ở Đông Á và những tác động của nó đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ. 56 Những kịch bản này như sau:

  • Hợp tác kinh tế và an ninh ṿng cung Thái B́nh Dương;
  • Toàn cầu hóa và Môi trường An ninh Bất ổn định; và,
  • Chủ nghĩa Dân tộc về Kinh tế và những cuộc Tranh giành Quyền lực Khu vực.

Mặc dù được đánh giá là lạc quan và “có tầm nh́n”, Kịch bản Một rất giống với những mục tiêu của Hoa Kỳ tại khu vực này. Theo kịch bản này, hội nhập kinh tế mạnh mẽ sẽ giảm bớt ư muốn giải quyết tranh chấp bằng biện pháp quân sự của tất cả các quốc gia. Hoa Kỳ tiếp tục duy tŕ sự hiện diện quân sự hàng đầu tại khu vực nhưng không ở mức vượt trội như khả năng của các căn cứ quân sự hiện nay cho phép. Trên thực tế, kịch bản này đặt câu hỏi về sự cần thiết tiếp tục duy tŕ các căn cứ quân sự và kết thúc bằng việc nhắc lại cụm từ “các địa điểm, chứ không phải các căn cứ” của cựu Bộ trưởng Quốc pḥng William Perry.

Kịch bản Hai và Ba th́ chắc chắn bi quan hơn nhiều, cả về vấn đề lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ lẫn hợp tác an ninh khu vực. Kịch bản Hai dự đoán những bấp bênh kinh tế sẽ tiếp tục xảy ra trong khu vực và cho rằng các quốc gia chủ chốt sẽ có những phản ứng gây nhiều rắc rối. Trung Quốc phải đối phó với sự suy thoái kinh tế trong nước khiến quốc gia này buộc phải có thái độ hiếu chiến hơn đối với các đối thủ khu vực trong khi Nhật Bản hướng nội, lạnh nhạt với toàn cầu hóa nói chung , và đặc biệt là đánh giá thấp sự phụ thuộc vào-và liên minh với-Hoa Kỳ.

Kịch bản Ba cho thấy một sự rạn nứt tiểu khu vực với việc Đông Nam Á gia tăng phụ thuộc vào các thị trường phương Tây trong khi các nước công nghiệp Đông Bắc Á nội địa hóa nền kinh tế của ḿnh bằng cách tăng chi tiêu phục vụ quốc pḥng. Điều này tạo ra một cuộc chơi xa xỉ mua sắm vũ khí do lo sợ , gia tăng căng thẳng và buộc các doanh nghiệp Hoa Kỳ rút khỏi khu vực. Khi lợi ích của các doanh nghiệp Hoa Kỳ bị giảm, lợi ích quốc gia của chúng ta cũng bị giảm sút, tạo điều kiện cho các cường quốc khu vực tranh giành ưu thế.

Cả ba kịch bản trên đều chia sẻ một quan điểm cho rằng chỉ bằng mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế Hoa Kỳ th́ an ninh Đông Á mới được đảm bảo. Những kịch bản này c̣n cho thấy sự lạc quan khi mà các mối quan hệ gắn bó chặt chẽ đến mức sự hiện diện quân sự tiền tiêu của chúng ta cũng chẳng cần thiết. Ngược lại, một sự chia rẽ giữa các nền kinh tế sẽ buộc các nhà đầu tư Hoa Kỳ chuyển sang những địa bàn khác, và các lực lượng của Hoa Kỳ sẽ rút ra khỏi khu vực và chuyển tới các căn cứ ở xa hơn. Điều thú vị là cả hai quan điểm đều dự đoán về việc giảm sự hiện diện quân sự tại khu vực để lại ấn tượng rằng chính các mối liên kết kinh tế, chứ không phải các mối quan hệ quốc pḥng của chúng ta là cơ sở cho an ninh khu vực Đông Á. Tuy nhiên, cả hai quan điểm này đều không xem xét quan điểm của châu Á vốn đă phát triển không đồng đều kể từ khi Hoa Kỳ lần đầu tiên trở thành một trục quyền lực của châu Á vào năm 1898.

QUAN ĐIỂM VỀ HOA KỲ CỦA ĐÔNG NAM Á

Về những vấn đề liên quan đến an ninh, quốc pḥng và thương mại, sự khôn ngoan và thực dụng là yêu cầu của thời đại. 57
K.S. Balakrishnan

Như đă đề cập ở trên, Đông Nam Á là một khu vực chứa đầy những điểm không tương đồng. Sự phân tán của các nhóm tôn giáo phản ánh hàng ngh́n năm xung đột, chinh phục, thông thương và đi lại qua ngă tư chiến lược này. Những nền văn hóa, sắc tộc, và ngôn ngữ đa dạng của Đông Nam Á tồn tại chồng chéo giữa các biên giới quốc gia và tạo ra một sợi dây gắn kết khu vực này vào trong một nền văn hóa tiểu khu vực lỏng lẻo của chính ḿnh. Người Đông Nam Á nh́n nhận vấn đề an ninh của ḿnh theo một cách thức rộng hơn nhiều và họ tự hào về những tiến bộ của ḿnh trong tất cả các khía cạnh xă hội kể từ khi thời ḱ thuộc địa chấm dứt. Trong số những nước trong khu vực, Malaysia là một lăng kính rất thích hợp để nh́n nhận những những mục tiêu của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á. Sự ổn định của quốc gia này cũng là lăng kính chuẩn xác để nh́n nhận những mục tiêu của Hoa Kỳ từ quan điểm của Đông Nam Á. Những quan điểm của Kuala Lumpur cũng khá công bằng bởi Malaysia không phải là một đối tác tham gia hiệp ước với Hoa Kỳ mà cũng không phải là một cái gai trong mắt Hoa Kỳ.

Malaysia

Malaysia là quốc gia tự nh́n nhận ḿnh là “quán quân trong sự nghiệp phấn đấu v́ công lư, công bằng và hoà hợp trên vũ đài quốc tế”. 58 Quan niệm về bản thân thường đặt Malaysia vào t́nh trạng bất đồng với Hoa Kỳ nhưng v́ những lư do dễ hiểu. Malaysia là tập hợp của 13 vương quốc thời ḱ tiền thuộc địa với một dân số rất không đồng nhất. Bên cạnh các vấn đề sắc tộc, quốc gia này cũng phải giải quyết những khác biệt chính trị và tôn giáo trong nước. Malaysia đă trải qua một bước ngoặt trong quá tŕnh phát triển của nền văn hóa chiến lược bản địa của ḿnh trong thời ḱ thuộc địa, đă đánh bại ít nhất hai phong trào nổi dậy kể từ sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, và hiện có tranh chấp biên giới với năm quốc gia láng giềng. 59 Kết quả là, các lực lượng vũ trang của Malaysia là một trong những lực lượng hùng mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời là một trong những lực lượng được trang bị đa dạng nhất ở châu Á. Riêng Không quân Malaysia đă sở hữu các máy bay chiến đấu từ ít nhất bốn nguồn cung cấp khác nhau, máy bay chiến đấu/ném bom BAe Hawk của Anh; máy bay C-130s, F-5Es, và F/A-18Ds của Hoa Kỳ; trực thăng Allouette của Pháp; và máy bay MiG-29s của Nga. 60 Tác giả bài viết này đă từmg tham gia đào tạo với các Lực lượng đặc nhiệm của các nước này trong khi một đơn vị khác của Malaysia đang diễn tập với lực lượng SAS của Anh. Vấn đề nằm ở chỗ mặc dù Malaysia đánh giá cao sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại khu vực nhưng lại không muốn trở thành hay bị coi là kẻ mang ơn trước sự hiện diện đó.

Sau các cuộc tấn công tháng 9 năm 2001 vào nước Mỹ, Malaysia chấp nhận đồng bảo trợ một trường đào tạo chống khủng bố của khu vực. Đây là một động thái rất thực dụng nhằm đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng động thái này lại bị các nhóm nội bộ thuộc cả hai cánh chính trị chỉ trích gay gắt. Đảng Hồi giáo Malaysia, đảng đối lập chính ở Malaysia, lo ngại rằng trường đào tạo này sẽ được sử dụng để đàn áp cộng đồng Hồi giáo đang ngày càng lớn tiếng , trong khi đó những bộ phận theo xu hướng chủ đạo lại lo ngại Malaysia sẽ mất đi uy tín của một tiếng nói ôn hoà trong khu vực. Tuy nhiên, cả hai phía đều quan ngại về vai tṛ của trường đào tạo này trong việc tăng cường “vùng ảnh hưởng” của Hoa Kỳ trong khu vực. 61

Malaysia chỉ là một ví dụ cho thấy mức độ Hoa Kỳ được nh́n nhận một cách tích cực về sự hiện diện an ninh của ḿnh, trong khi lại bị chỉ trích v́ đă can thiệp vào các lĩnh vực khác của xă hội châu Á. Tuy nhiên, việc Malaysia đánh giá cao sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ không tự động chuyển sang quan hệ đồng minh khu vực. Việc ASEAN liên tiếp chỉ trích Chính sách sử dụng Đ̣n đánh Phủ đầu gần đây của Australia, tố cáo Canberra muốn trở thành “phó cảnh sát trưởng” của Hoa Kỳ tại khu vực, là một bằng chứng thuyết phục về hiện tượng này. 62 Trong một thông điệp không cần phải giấu diếm gửi tới Australia, Bộ trưởng Quốc pḥng Malaysia Najib Tun Razak cam kết sẽ chống lại bất ḱ nước nào thi hành chính sách “pḥng thủ tiền tiêu hoặc tiến hành các cuộc tấn công phủ đầu” ở Malaysia. 63 Việc thông điệp này được đưa lên trang Web của Thông tấn xă Việt Nam do nhà nước điều hành cho thấy sự ủng hộ của khu vực đối với lập trường này. Tuy vậy, Hoa Kỳ đă rất thành công trong việc giành được sự ủng hộ của các nước trong khu vực Đông Nam Á mà không cần phải thiết lập một liên minh an ninh song phương, đặc biệt là của Brunei, Inđônêxia, Singapore, và Malaysia. 64

ASEAN và ARF

Với tuyên bố Băng Cốc năm 1967 ASEAN được thành lập với tư cách chủ yếu là một thể chế xă hội, kinh tế và văn hóa. Những mối quan tâm về chính trị quân sự đă không được đề đưa vào bản tuyên bố ban đầu. 65 Trong những năm đầu thành lập, ASEAN hầu như không đạt được một tiến triển nào trừ việc tạo ra được một mong muốn chung nhằm giảm ảnh hưởng của chính trị nước lớn trong khu vực. Lời kêu gọi thành lập một Khu vực Ḥa b́nh, Tự do và Trung lập (ZOPFAN) tại Hội nghị Bộ trưởng đặc biệt 1971 được tổ chức tại Kuala Lumpur cuối cùng đă được chấp nhận như là một “mục tiêu đáng mong muốn” 66. Mục tiêu này được củng cố tại hội nghị Thượng đỉnh Bali bằng việc đưa các tranh chấp chính trị vào chương tŕnh nghị sự của ASEAN. 67 Qua đó, ASEAN đă khẳng định một lập trường chung chống chủ nghĩa cộng sản; không phải bằng phương thức của khối SEATO đ̣i hỏi phải tích cực đấu tranh chống các nước cộng sản, mà chỉ thể hiện “qua ác cảm đối với phong trào cộng sản đang chiếm dần quyền lực nhà nước” của một trong những quốc gia thành viên. 68

Phát biểu sau Hội nghị Đa phương các Tư lệnh quân đội ASEAN tháng 10/2001(ACAMM), Trung tướng Jaime Delos Dantos, Tổng Tư lệnh quân đội Philipin , tuyên bố rằng lực lượng quân sự của các nước ASEAN đă đồng ư hợp tác chống khủng bố quốc tế. Tái khẳng định một quyết định trước đó của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 7, Tướng Delos Santos nhấn mạnh rằng “hành động phối hợp quân sự không được đưa vào hiệp định”, và nhắc lại rằng “ASEAN không phải là một tổ chức an ninh”. Nghị quyết của ACAMM nêu bật sự cần thiết của việc giải quyết vấn đề khủng bố toàn cầu trước khi nó “tác động tiêu cực tới an ninh khu vực và các lợi ích kinh tế”. 69

Bằng một phương cách châu Á đặc thù, các quốc gia Đông Nam Á đảm bảo nền an ninh tập thể của ḿnh mà không có những biện pháp hợp tác an ninh. Không giống như ASA và SEATO trước đó, ASEAN trở thành một diễn đàn lỏng lẻo để thúc đẩy những mối quan hệ khu vực bên cạnh những nhánh khác của quyền lực quốc gia đóng vai tṛ là một nhân tố ngăn chặn việc sử dụng vũ lực. Sự thành lập diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đă mang đến thêm cho diễn đàn những chủ thể bên ngoài khu vực trong nền an ninh của Đông Nam Á để thảo luận các biện pháp xây dựng ḷng tin và giai đoạn cuối cùng là “ngoại giao pḥng ngừa”. 70 Tuy nhiên, diễn đàn này không hề là một liên minh về an ninh v́ hầu hết các nước thành viên của nó đều có những đ̣i hỏi chồng chéo với nhau.

Paul Dibbs nhận xét rằng các nước thành viên của ASEAN thường cố gắng lôi kéo Hoa Kỳ tham gia vào các cuộc thảo luận của ḿnh với những nước có khả năng đe dọa tiềm tàng khác. Tuy nhiên, bất ḱ sự phản đối quá tŕnh đối thoại nào cũng sẽ bị coi là một hành động “làm xấu đi” an ninh khu vực. 71 Bất ḱ nỗ lực nào của Hoa Kỳ nhằm thiết lập một liên minh chung sẽ chỉ có thể mang lại những lời kêu gọi chống lại bá quyền của Mỹ trong khu vực. Michael Leifer th́ lại có cách nh́n nhận khác về quan hệ của Hoa Kỳ với ARF. Ông cho rằng Hoa Kỳ đă bỏ lỡ một cơ hội vào năm 1992 để định h́nh mối quan hệ này và hiện nay buộc phải nhảy vào các quá tŕnh nội bộ của châu Á. Leifer cũng chỉ ra môt nhược điểm cố hữu/tiềm tàng của sự lựa chọn này. Theo ông, các mối quan hệ lỏng lẻo về an ninh có thể phát huy tác dụng chỉ bởi v́ hiện đă tồn tại một sự cân bằng quyền lực trong khu vực. Ông cũng cho rằng nếu thiếu vắng một sự cân bằng quyền lực th́ ARF có lẽ chỉ có khả năng khuyến khích tăng cường các quan hệ kinh tế để bù đắp vấn đề an ninh. 72 Đương nhiên, đây chỉ là cơ sở cho đề nghị của Bộ chỉ huy Thái B́nh Dương Hoa Kỳ trở thành nhân tố đảm bảo an ninh khu vực, mà nếu không có nhân tố ấy th́ các nước ASEAN sẽ không làm “ngoại giao pḥng ngừa” được.

QUAN ĐIỂM VỀ HOA KỲ CỦA ĐÔNG BẮC Á

Những quan điểm của một quốc gia duy nhất không thể đại diện cho toàn bộ Đông Bắc Á. Lịch sử của khu vực này mang đậm dấu ấn của sự ḱnh địch chứ không phải là hợp tác, và quan điểm của mỗi quốc gia là những yếu tố quan trọng mà các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ cần phải tính đến. Hầu hết quân đội tiền tiêu của Mỹ ở châu Á đều được triển khai ở khu vực này. Quân đội Mỹ có khoảng 37.500 quân ở Hàn Quốc và khoảng 47.000 ở các đảo thuộc Nhật Bản. 73 Lập trường hiện nay của Hoa Kỳ là khuyến khích duy tŕ sự hiện diện của lực lượng tiền tiêu này trong tương lai gần. Trong một bài phát biểu công khai cuối cùng của Đô đốc Dennis Blair với tư cách là Tổng tư lệnh các Lực lượng Thái B́nh Dương, ông đă tŕnh bày trước Tiểu Ban Các Lực Lượng Vũ Trang của Thượng Viện rằng việc duy tŕ lực lượng của Hoa Kỳ tại Hàn Quốc sẽ phục vụ cho lợi ích của cả Hàn Quốc và Hoa Kỳ. 74 Ông c̣n lưu ư thêm rằng ch́a khoá của một châu Á ổn định là mối quan hệ hợp tác, chứ không phải là thù địch, giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Đô đốc Blair và Bộ chỉ huy Thái B́nh Dương được đánh giá cao v́ đă nỗ lực đưa tinh thần đa phương thấm nhuần vào khu vực châu Á - Thái B́nh Dương trong khi vẫn duy tŕ các mối quan hệ song phương. Như một nhà phân tích đă nhận định, “chỉ có hợp tác khu vực mới có thể đẩy lùi những mối đe doạ xuyên quốc gia vốn đang đặt ra những mối quan ngại lớn về an ninh trong hiện tại và tương lai.” 75 Tuy nhiên, các quan hệ song phương của Hoa Kỳ chỉ tiếp tục phát huy hiệu quả khi tất cả các nước đều cho rằng những quan hệ này đóng góp vào an ninh của toàn khu vực, chứ không phải chỉ cho một số nước mà thôi. Một ví dụ điển h́nh là duy tŕ sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Nhật Bản đă giúp giảm bớt mối lo sợ trong khu vực về sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

Nhật Bản

Nhật Bản thường được gọi là trụ cột của an ninh Hoa Kỳ tại châu Á và do đó nước này có vai tṛ đặc biệt trong bất cứ cuộc thảo luận nào về an ninh châu Á. 76 Một mối quan tâm lớn về chính sách đối với Nhật Bản là làm thế nào để đáp ứng những yêu cầu của tất cả các bên có liên quan đồng thời vẫn giữ được nguyên trạng ở mức có thể. Người dân Okinawa ngày càng trở nên thù địch đối với gánh nặng văn hoá và kinh tế mà các căn cứ của quân Mỹ gây ra cho vùng này. Trong lục địa Nhật Bản, những phàn nàn về sự ồn ào quá mức tại những khu vực xung quanh các căn cứ quân sự của Mỹ đă buộc Hải quân Mỹ phải t́m kiếm vùng đổ bộ ở ngoài khơi măi tận Iwo Jima. 77 Lầu Năm Góc đang yêu cầu chính phủ Nhật Bản phải gia tăng đầu tư trực tiếp vào nền quốc pḥng của ḿnh bằng cách đóng góp thanh toán cho các chi phí của Mỹ và tăng cường sự can dự của Nhật Bản trong khu vực. Nhật Bản phải cân bằng được những tâm lư hoà b́nh chủ nghĩa vẫn c̣n rất sâu đậm trong dân chúng và sự phẫn nộ sau khi Bắc Triều Tiên thử tên lửa qua lănh thổ Nhật Bản vào năm 1998. Dư luận dường như vẫn c̣n chia rẽ về vấn đề này. Mặc dù rất ít người kêu gọi phải xây dựng quân đội Nhật Bản hùng mạnh nhưng sự lo sợ ngày càng gia tăng đối với Bắc Triều Tiên đang nhen nhóm lại mối thù địch truyền thốnggiữa Nhật Bản và Triều Tiên và điều này sẽ đe doạ các kế hoạch an ninh của Mỹ trong khu vực. Những hoạt động của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản khi đánh ch́m một con tàu của Bắc Triều Tiên khi đi vào hải phận của Nhật Bản đă chứng minh cho tư duy mới của Tokyo. Hanh động pḥng vệ chưa từng có này làm dấy lên những lo ngại từ phía Trung Quốc. 78 Theo nhiều nhà phân tích, Trung Quốc mong muốn thấy một Nhật Bản phi quân sự và không có liên minh quân sự với Mỹ. 79

Hàn Quốc

Quân đội Mỹ ở Hàn Quốc đang bị người dân địa phương chỉ trích chủ yếu v́ những lư do văn hoá. Khi nguy cơ về một cuộc xung đột công khai với Bắc Triều Tiên trở nên mờ nhạt trong tâm lư của người dân Hàn Quốc th́ nhu cầu về sự hiện diện quy mô lớn của lực lượng quân sự cũng dần suy giảm. Do đó, khi xảy ra biến cố, ví dụ như cái chết gần đây của hai cô gái trẻ, th́ toàn bộ mối quan hệ liên minh này bị xem xét lại. Việc quân đội Mỹ không tuân theo những chuẩn mực văn hoá địa phương ngay sau khi xảy ra biến cố đó cho thấy quân Mỹ tiếp tục có khuynh hướng đề cao các chuẩn mực phương Tây hơn chuẩn mực phương Đông, và điều này lại càng đổ thêm dầu vào lửa. Sự không nhạy cảm về văn hoá là một đặc trưng của lực lượng tiền tiêu Hoa Kỳ và tạo nên một nguy cơ đối với tất cả các mối quan hệ song phương của chúng ta. Hoa Kỳ không thể ỷ lại vào địa vị là người bảo đảm an ninh cho Seoul trong khi người dân Hàn Quốc không c̣n xem miền Bắc là một mối đe doạ hay coi chính Hoa Kỳ là nhân tố khuyến khích sự tồn tại của các mối đe doạ. Dù thực tế như thế nào đi chăng nữa th́ định kiến này vẫn ngự trị và Hoa Kỳ phải nhanh chóng hành động để bảo đảm rằng người dân ở đây ủng hộ duy tŕ sự hiện diện của chúng ta trên Bán đảo Triều Tiên. 80

Trung Quốc

Trung Quốc vẫn luôn coi ḿnh là một quốc gia yêu hoà b́nh và chịu nhiều mất mát do các đế quốc phương Tây hiếu chiến gây ra. Không có ǵ ngạc nhiên khi Sách Trắng Quốc Pḥng gần đây nhất đă mô tả chính sách an ninh của Trung Quốc là nhằm pḥng thủ. 81 Phần lớn các học giả quốc pḥng Trung Quốc đều mô tả hầu hết các cuộc chiến tranh của Trung Quốc trong 3000-4000 năm qua đều là cần thiết và hợp chính nghĩa để bảo vệ đất nước. 82 Cả châu Á đều nhận thấy sự vô lư đến nực cười của kiểu quan niệm này và điều này tác động rất lớn đến niềm tin của các nước láng giềng trong khu vực về những ư định mà Trung Quốc đă nêu ra. Ngược lại Bắc Kinh cũng chẳng tin tưởng ǵ ở nhiều nước châu Á. Trung Quốc đặc biệt nghi kỵ Nhật Bản sau những năm tháng bị chiếm đóng khủng khiếp trong thập niên 30 và 40 của thế kỷ 20. Andrew Scobell đă chỉ ra khá rơ ràng rằng Trung Quốc coi những tội ác mà Nhật Bản gây ra trong quá khứ là một phần của nền văn hoá “Vơ sĩ đạo” mà cho đến bây giờ vẫn chưa hề thay đổi. Tồi tệ hơn nữa là những sách vở hiện nay đều khẳng định rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ tin vào những đề nghị thiện chí của Nhật Bản về chung sống hoà b́nh và rằng trên thực tế Trung Quốc ngày càng trở nên cảnh giác hơn với những toan tính của Nhật Bản kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. 83

Trung Quốc cũng rất cảnh giác về những ư định của Mỹ ở châu Á, từng gọi bá quyền của Hoa Kỳ là “kẻ thù công khai số 1” 84 của Quân đội Nhân dân Giải phóng. Sách Trắng Quốc Pḥng năm 2002 của Trung Quốc đă đề cập khá rơ ràng rằng Trung Quốc xem việc Nhật Bản và Hoa Kỳ hiện cùng nghiên cứu kế hoạch Pḥng thủ Tên lửa Chiến trường “làm tổn hại hoà b́nh và ổn định ở khu vực Châu Á Thái B́nh Dương.” 85 Hai nhà phân tích nổi tiếng của Trung Quốc cho rằng phản ứng của Mỹ đối với các cuộc diễn tập phóng thử tên lửa của Quân đội Nhân dân Giải phóng vào tháng 3 năm 1996 đánh dấu một bước ngoặt trong cách tiếp cận của Trung Quốc đối với sự hiện diện của lực lượng tiền tiêu Mỹ tại châu Á. Trước đó Bắc Kinh chấp thuận cấu trúc an ninh khu vực dựa trên các liên minh song phương của Mỹ và sự hiện diện tiền tiêu ở châu Á. Sau khi Mỹ điều động hai tàu khu trục đến Eo biển Đài Loan trong lúc quân đội Trung Quốc đang tiến hành cuộc diễn tập quân sự chưa từng thấy vào thời điểm đó, Bắc Kinh bắt đầu vận động cho một dàn xếp về “an ninh b́nh đẳng” cho tất cả các nước châu Á. 86 Scobell coi cách tiếp cận của Trung Quốc đối với những ư định của một nước khác là “h́nh tượng văn hoá chiến lược” – nghĩa là Trung Quốc đặt trọng tâm vào việc phân tích những xu hướng sử dụng vũ lực trong lịch sử hơn là vào chính sách thực dụng hiện nay. Phương pháp tượng h́nh này cũng khiến Trung Quốc không thể thấy được quan điểm của các nước láng giềng về ḿnh, bởi Trung Quốc coi tất cả các cuộc chiến tranh của ḿnh đều là cần thiết để tự vệ. 87 Vượt qua tác động của văn hoá chiến lược là một trở ngại lớn mà Mỹ phải đối mặt để giành được sự ủng hộ của Trung Quốc cho một thể chế an ninh khu vực ở châu Á.

NHỮNG KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

1. Trước hết, Mỹ phải liên kết các chính sách với nhau

Chiến lược an ninh quốc gia 2002 nhấn mạnh sự cần thiết như một nguyên tắc chiến lược phải “đầu tư thời gian và các nguồn lực cho việc xây dựng các chể chế và các mối quan hệ quốc tế giúp xử lư những cuộc khủng hoảng ở khu vực khi chúng xảy ra”. 88 Cách đề cập rơ ràng nàyvề các hoạt động đa phương không ăn khớp với bản dự thảo mới nhất về Chiến lược Quân sự Quốc gia. Bản dự thảo này kêu gọi hành động “với các nước khác” nhằm thúc đẩy quan hệ an ninh và pḥng thủ chung, đây cũng là sự đề cập hiển nhiên tới việc tiếp tục duy tŕ các liên minh song phương. Trong Chiến lược Quân sự Quốc gia không có điểm nào đề cập tới việc ủng hộ và xây dựng các thể chế an ninh khu vực. Hợp tác An ninh trên Chiến trường, chương tŕnh mà trong đó loại h́nh hoạt động này chắc chắn sẽ thất bại, chú trọng duy nhất đến việc tăng cường vai tṛ hỗ trợ mà các quân đội trong khu vực có thể trợ giúp lực lượng Mỹ trong một cuộc xung đột. Việc giúp cho một khu vực có khả năng giải quyết-hoặc ngăn chặn- những vấn đề riêng của họ cũng không được đề cập tới. 89 Trong khi cách tiếp cận này có thể thực hiện được ở các nước châu Âu, th́ các nước châu Á ngày càng lưỡng lự không muốn trao trách nhiệm bảo vệ an ninh của họ cho một cường quốc bên ngoài, đặc biệt là một cường quốc không tuân theo những chuẩn mực văn hoá của khu vực.

2. “Xây dựng mô h́nh mạng nhện” 90

Mỹ phải ủng hộ mạnh mẽ và tài trợ không chỉ cho các hoạt động đa phương nhằm tăng cường an ninh tập thể ở mỗi khu vực (Đông Bắc và Đông Nam Á), mà c̣n cho những hoạt động song phương giữa các quốc gia trong mỗi tiểu khu vực. An ninh tập thể là một mục tiêu lâu dài của diễn đàn ARF “+3”, và của chương tŕnh tập trận đa phương hàng năm ở khu vực (Team Challenge) của Bộ chỉ huy Thái B́nh Dương. Nỗ lực tập trận đa phương hàng năm nhằm hỗ trợ các hoạt động song phương ở khu vực cũng đóng vai tṛ quan trọng trong việc tăng cường an ninh hợp tác mà chỉ có thể đạt được thông qua các biện pháp xây dựng ḷng tin liên tục và sự phụ thuộc lẫn nhau. Đề xuất những lĩnh vực hợp tác bao gồm chia sẻ các phương tiện bảo dưỡng trong khu vực để bảo dưỡng hệ thống trang thiết bị và vũ khí; mở các loại h́nh huấn luyện cho tất cả các lực lượng an ninh khu vực; và thiết lập các cơ chế thường trực (và cuối cùng là các nguồn lực) nhằm có được phản ứng có phối hợp ở khu vực đối phó với những kịch bản cứu trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.

Điều này đ̣i hỏi phải đưa ra một chiến lược mà Stuart và Tow gọi là “cục diện đa cực”, trong đó lợi ích của Mỹ đạt được tốt nhất bằng cách tối đa hoá việc chia sẻ lợi ích trong tất cả các khía cạnh của mối quan hệ. 91 Chiến lược này là một chiến lược mà Trợ lư Ngoại trưởng phụ trách vấn đề Đông Á-Thái B́nh Dương James Kelly nhắc đến trong buổi điều trần của ông, “kiên định về mục tiêu, linh hoạt về đối sách”. 92

Khi đó, vấn đề trở thành sự cân bằng giữa việc hiện diện đầy đủ ở tiền duyên nhằm duy tŕ cân bằng quyền lực giữa những nước láng giềng luôn xích mích và đều hoang tưởng về sự bá quyền trong khu vực, và sự quá tự tin trong vai tṛ mà chúng ta được nh́n nhận là bá quyền. Để đạt được sự cân bằng này thông qua duy tŕ những liên minh quân sự song phương của chúng ta trong khi thúc đẩy những ư tưởng an ninh toàn diện hơn, th́ việc thúc đẩy những ư tưởng an ninh toàn diện hơn phải đi tiên phong, công khai hơn ở Đông Nam Á.

3. Tách riêng các chính sách đối với Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

Cách tốt nhất để đáp ứng cả hai nhu cầu trên là xem xét Đông Bắc và Đông Nam Á là những khu vực riêng rẽ và tách biệt, đ̣i hỏi phải có các chính sách riêng biệt. Các nhà phân tích của Chính phủ cũng như các học giả phải nhận thức được rằng có rất ít các chuyên gia về “Đông Á”. Chỉ có chuyên gia về Đông Bắc hoặc Đông Nam Á, nhưng họ thường được yêu cầu đánh giá một số khía cạnh của toàn bộ khu vực. Tuy nhiên, làm như vậy là ám chỉ sự thiên vị đối với những báo cáo có lợi cho các nền văn hoá chiến lược mà tác giả quen thuộc hơn. 93 Đối với tổ chức bộ máy của các cơ quan chính phủ của chúng ta cũng vậy. Cần chú trọng hơn đến sự tách biệt công việc hoạch định chính sách và thực hiện chính sách đối với những khu vực này, chỉ định thêm một phó trợ lư Bộ trưởng Quốc pḥng và Ngoại giao phụ trách từng khu vực.

Duy tŕ cách tiếp cận song phương ở Đông Bắc Á. Các liên minh song phương của chúng ta đóng vai tṛ thiết yếu đối với việc duy tŕ một Đông Bắc Á ổn định và được bảo đảm an ninh, tuy nhiên những lợi ích của chúng ta đối với Hàn Quốc và Nhật Bản lại khác nhau. Mặc dù những lợi ích của họ có thể xung đột với mong muốn Mỹ tiếp tục hiện diện, điều này không thể đoán được một cách chắc chắn, đặc biệt là sau khi thống nhất Triều Tiên. Quan hệ trực tiếp của chúng ta với mỗi nước cho phép có sự linh hoạt cần thiết để đảm bảo sự hợp tác của nước kia. Mặc dù bị chia cắt trong ṿng 50 năm nhưng nền tảng văn hoá của Bắc Triều Tiên vẫn giống với Hàn Quốc. Do vậy, Mỹ cần nhận thức được lợi ích đối với một bán đảo Triều Tiên ổn định mà mối quan hệ song phương của chúng ta với Bắc Triều Tiên có thể mang lại. Mối đe dọa rút khỏi các cuộc đàm phán trực tiếp chỉ làm đổ thêm dầu vào lửa và dẫn tới những chiến lược bên bờ vực thẳm với mối đe dọa được vũ trang kỹ lưỡng và sẵn sàng mà chúng ta chưa hiểu được đầy đủ nền văn hoá chiến lược của nó. Nhiều người ở Mỹ cho rằng B́nh Nhưỡng là một chế độ bất trị phi duy lư, không thể ngăn chặn được. Khả năng những tính toán chiến lược của Bắc Triều Tiên rất hợp lư nhưng đă bị che dấu bởi chính quan niệm của chúng ta về sự hợp lư, là một khả năng không thể loại bỏ. 94 Mặc dầu vậy, đối với Bắc Triều Tiên điều chắc chắn là đă có những tiến bộ đạt được (mặc dù tỏ ra rất chậm chạp) trong đàm phán song phương. Các chính sách của Mỹ với Trung Quốc luôn là song phương và nên tiếp tục như vậy. Bản chất chiến lược của mối quan hệ của chúng ta với thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc duy nhất của châu Á đ̣i hỏi cách tiếp cận song phương, riêng rẽ.

Chuyển sang những chính sách đa phương với Đông Nam Á. Tất cả các nước Đông Nam Á nên được đối xử ngang bằng nhau với tư cách là bạn bè. Nước Mỹ cần phải nghiêm túc xem xét việc huỷ bỏ hai hiệp ước pḥng thủ chung với Thái Lan và Philipin v́ chúng đă lỗi thời và các chính sách mang tính chất loại trừ. Ở vị trí của ḿnh, Washington nên t́m kiếm quan hệ an ninh mạnh mẽ hơn với khu vực thông qua Diễn đàn Khu vực ASEAN. Theo cách này, chúng ta sẽ thể hiện cam kết kiên định của chúng ta đối với an ninh khu vực mà không bị buộc phải chọn đứng về bên nào trong một vấn đề nội bộ khu vực. Không nên hủy bỏ những chương tŕnh trợ giúp hay những cam kết hữu h́nh. Ngược lại, xu hướng tiến tới chủ nghĩa đa phương hiện nay cần phải được mở rộng để thu nạp tất cả các nước trong khu vực. Những nước phương Tây khác có lợi ích ở Đông Nam Á-chẳng hạn như Úc-cần phải được khuyến khích theo phương pháp này.

4. Duy tŕ sự hiện diện của quân đội Mỹ ở tiền duyên.

Lực lượng tiền tiền duyên của quân đội Mỹ đóng vai tṛ thiết yếu đối với những lợi ích an ninh toàn cầu và khu vực của chúng ta và cần phải được duy tŕ. Mặc dù vậy, bảo vệ khả năng hiện diện của chúng ta ở châu Á đang ngày càng trở thành một vấn đề khu vực hơn là một vấn đề song phương. Mỹ đ̣i hỏi sự ủng hộ của toàn bộ khu vực nhằm duy tŕ lực lượng ở mọi nơi trong khu vực. Điều này đ̣i hỏi cách tiếp cận đa phương không chỉ khuyến khích mà c̣n chấp nhận những chuẩn mực quan hệ và văn hoá của châu Á. Nếu chúng ta cần người châu Á hợp tác với nhau v́ lợi ích của chúng ta, hăy để họ làm việc trong những môi trường thoải mái. Cố gắng áp đặt những ư tưởng và văn hoá phương Tây chỉ làm những nước mà chúng ta muốn bảo vệ trở nên xa cách. Bản sắc văn hoá sẽ trở nên quan trọng hơn sự cần thiết về an ninh và sẽ gây tổn hại cho lợi ích quốc gia của Mỹ ở khu vực. Mỹ phải có những bước đi để giải quyết mối lo ngại của khu vực rằng Tuyên bố chung về Hợp tác chống Khủng bố Quốc tế giữa Mỹ và ASEAN sẽ không được sử dụng để tái triển khai bộ binh Mỹ vào khu vực. 95

Để hỗ trợ an ninh tập thể và hợp tác ở khu vực, Mỹ không nên để bị xem là thiên vị nước này hơn so với nước kia. Sự ủng hộ của Mỹ đối với tuyên bố của Úc về chính sách đ̣n đánh phủ đầu của nước này đặt Mỹ vào thế bất đồng với quá tŕnh “khu vực hoá” an ninh châu Á. 96 Đó là một ví dụ điển h́nh nữa về việc tiếp tục dựa vào những liên minh song phương chính thức sẽ hạn chế những mục tiêu lớn hơn của chúng ta trong việc duy tŕ mức độ ảnh hưởng cao và sự hiện diện ở khu vực.

Washington nên tiếp tục cho thấy lợi ích của sự hiện diện ở tiền duyên của Mỹ thông qua phổ biến sự thịnh vượng. Nói cách khác, mối quan hệ song phương trên thực tế với ASEAN cần phải có lợi cho tất cả thành viên ASEAN. Do vậy, cần phải đạt được sự ủng hộ như đă đề cập ở trên từ mọi nơi trong khu vực nhằm duy tŕ sự hiện diện ở tiền duyên. Đầu những năm 1990, Singapore đă có những bước đi thay thế những phương tiện bảo dưỡng đă mất bằng việc đóng cửa vịnh Subic. Malaysia do vậy đă đóng góp các phương tiện bảo dưỡng. Thái Lan từ lâu đă là kho chứa đạn dược trong khu vực nhưng chỉ hạn chế sử dụng trong phạm vi Thái Lan. Philipin mới đây đă đồng ư tài trợ một kho chứa vũ khí khác sẵn sàng cho việc triển khai trên toàn thế giới. 97 Malaysia đang mở một trường Huấn luyện Chống Khủng bố như đă thảo luận ở trên, trong khi Philipin và Thái Lan cung cấp khu vực huấn luyện cho các lực lượng khu vực (kể cả Mỹ). Tất cả những hoạt động này và nhiều hoạt động nữa đều được Mỹ tài trợ một phần và giúp phổ biến lợi ích kinh tế từ sự hiện diện ở tiền duyên của chúng ta. Các nước khác trong khu vực có rất nhiều tiềm năng, tuy nhiên cần xem xét những tiềm năng đó cho việc sử dụng trong tương lai. Chẳng hạn như Việt Nam có rất nhiều sân bay và cảng tự nhiên tuyệt vời ở Cam Ranh có thể sử dụng để hỗ trợ các hoạt động an ninh trong khu vực. Chính sách của Mỹ nên khuyến khích việc sử dụng những phương tiện này và các phương tiện khác trong khu vực v́ lợi ích của toàn khu vực-tiếp nữa là cố gắng bảo đảm tiếp cận song phương cho các lực lượng Mỹ.

5. Nhận thức rằng văn hoá chiến lược tạo nên sự khác biệt

Khu vực châu Á- Thái B́nh Dương quá đa dạng, khó có thể chỉ có một loạt chính sách điều chỉnh việc theo đuổi và bảo vệ những lợi ích an ninh có liên quan của Mỹ. Đông Á cũng vậy. Những khác biệt về lịch sử, những biến chuyển địa chiến lược và chính trị, và bản sắc văn hoá của người dân ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á ảnh hưởng lớn đến những nền văn hoá chiến lược của chính phủ họ. Các quốc gia Đông Bắc Á dễ bị ảnh hưởng hơn bởi cách tiếp cận “nan hoa và trục” về an ninh. Họ vẫn đang trải qua những tác động cuối cùng của Chiến tranh Lạnh và nhận thức về một mối đe dọa chung mà tài sản quốc gia của họ không đủ để ngăn chặn. Tuy nhiên, họ cũng có sự thù địch truyền thống ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng hợp tác v́ an ninh của chính họ. Quan hệ song phương của chúng ta tiến triển tốt ở khu vực này và cần phải tiếp tục. Trong tương lai gần, sự hiện diện ở tiền duyên c̣n cần thiết. Tuy nhiên, Đông Nam Á là một câu chuyện khác hẳn và đ̣i hỏi một cách tiếp cận khác. Những nước này đă thoát khỏi những ảnh hưởng của Chiến tranh Lạnh và trên thực tế đă bị “bỏng” v́ cố gắng liên kết quá lâu. Khu vực này cũng có sự thù địch truyền thống. Tuy nhiên, do thiếu tính đồng nhất về sắc tộc trong toàn bộ khu vực nên họ buộc phải t́m kiếm thoả hiệp, thay v́ xung đột. Các quốc gia Đông Nam Á không muốn t́m kiếm hoặc tuân theo các liên minh đặc biệt nếu cái giá phải trả là sự linh hoạt. Thái độ này được phản ánh trong các thể chế khu vực như ASEAN và ARF, được coi là các thể chế “lỏng lẻo”. Mặc dù hợp tác an ninh gia tăng có thể không đạt được v́ nhận thức về một mối đe dọa chung, nhưng nó có thể được tăng cường nếu dựa trên những lợi ích chung về hiệu quả kinh tế. Chính sách của Mỹ cần phải phản ánh những xu hướng này của khu vực và t́m cách tăng cường bản chất hợp tác của nỗ lực hậu cần an ninh khu vực.

Nhận thức được những nền văn hoá chiến lược khác nhau sẽ tăng cường khả năng thúc đẩy lợi ích quốc gia của Mỹ ở hai khu vực có tầm quan trọng sống c̣n này. Cần có những thay đổi về thể chế và chính sách, và chúng phải được hỗ trợ bằng việc nghiên cứu tập trung vào từng khu vực. Những cuộc khủng hoảng toàn cầu như cuộc chiến chống khủng bố đang tiếp diễn sẽ tiếp tục đáp ứng những nhu cầu ngắn hạn, nhưng chỉ thông qua sự hiểu biết những nền văn hoá chiến lược chúng ta mới có thể đảm bảo việc tiếp tục thúc đẩy những lợi ích quốc gia lâu dài của chúng ta. Như Alastair Johnston đă cảnh báo:

Nếu làm tốt th́ sự phân tích kỹ lưỡng văn hoá chiến lược có thể giúp các nhà hoạch định chính sách có được hiểu biết chính xác và thông cảm hơn về cách thức mà các chủ thể khác nhau nhận thức về tṛ chơi đang diễn ra...Nếu làm không tốt, có thể tăng cường sự rập khuôn về khuynh hướng chiến lược của các nước khác và loại bỏ những sáng kiến chính sách bị cho là không phù hợp trong việc xử lư những nền văn hoá chiến lược địa phương. 98

Không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của phân tích có trọng tâm và những chính sách có trọng tâm.

-------------------------------------------
ENDNOTES
1. For purposes of this paper, East Asia consists of the Northeast Asian nations of Japan, North and South Korea, Mongolia and China; and the Southeast Asian countries of Vietnam, Laos, Cambodia, Thailand, Burma, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Brunei, and the newly-established East Timor. Taiwan is treated as a separate entity for this discussion, while Russia and Australia play important, but ancillary roles in any East Asian policy. Any reference to the “region” is intended to include all, unless otherwise indicated.
2. Daniel I. Okimoto, et al., A United States Policy for the Changing Realities of East Asia: Toward a New Consensus, Palo Alto, CA: Asia/Pacific Research Center, 1996, p. iii. This conference report by noted Asia scholars and foreign policy experts is touted as the best of its contemporaries on the subject.
3. William J. Perry, United States Security Strategy for the East Asia-Pacific Region, Washington, DC: The Pentagon, February 1995, p. 5. See also Okimoto, p. x.
4. George W. Bush, The National Security Strategy of the United States of America, Washington, DC: The White House, September 2002, p. 26.
5. Ibid., p. 25.
6. Ibid., p. 28.
7. Ibid., p. 27.
8. Donald H. Rumsfeld, Quadrennial Defense Review Report, Washington, DC: The Pentagon, September 30, 2001, p. 4. For a discussion on China as a “strategic competitor,” see Aaron L. Friedberg, “United States,” in Strategic Asia 2002-03: Asian Aftershocks, Richard J. Ellings and Aaron L. Friedberg, eds., Seattle WA: The National Bureau of Asian Research, 2002, p. 27.
9. Ibid., p. 4.
10. Ibid., p. 5.
11. Italics added. For a succinct discussion on the dangers to our security policies of Asian perceptions of the United States, see H. C. Stackpole, “A US Security Approach in the Asia-Pacific Region in the Age of Globalization,” Asia-Pacific Review, Vol. 9, No. 1, London: Institute for International Policy Studies, May 2002, pp. 82-84.
12. “Asia 2002 Yearbook,” Far Eastern Economic Review, Hong Kong: Review Publishing Company, Ltd., 2001, pp. 10-11. Taiwan data is from “Asia 2001 Yearbook,” Far Eastern Economic Review, Hong Kong: Review Publishing Company, Ltd., 2000, p. 12. Burma data is not available. Hereafter, “Yearbook.”
13. Ibid., pp. 12-13.
14. “About U.S. Pacific Command” available on the U.S. Pacific Command Military Website, online at http://www.pacom.mil/about/pacom.shtml; accessed on January 21, 2003. Hereafter, “PACOM.”
15. Friedberg, p. 19.
16. James C. Hsiung, “Pacific Asia in the Twenty-First Century World Order,” Asian Affairs, Vol. 29, No. 2, Washington, DC: HELDREF Publications, Summer 2002, p. 103.
17. For a more complete and easy to read list of long-term territorial confl icts in Southeast Asia, see Paul Dibb, “Towards a New Balance of Power In Asia,” Adelphi Paper 295, London: The International Institute for Strategic Studies, May 1995, p. 51. Many of these confl icts are also discussed in Amitav Acharya, “A New Regional Order in South-East Asia: ASEAN in the Post-Cold War Era,” Adelphi Paper 279, London: The International Institute for Strategic Studies, August 1993, pp. 30-37.
18. John H. Noer, Chokepoints: Maritime Economic Concerns in Southeast Asia, Washington, DC: National Defense University, 1996; Richard Sokolsky, Angel Rabasa and C.R. Neu, The Role of Southeast Asia in U.S. Strategy Toward China, Santa Monica: RAND Corporation, 2000, p. 12.
19. Okimoto, p. 1.
20. Bob Woodward, The Commanders, New York: Simon and Schuster, 1991, p. 370.
21. Okimoto, pp. 16-17.
22. Ibid., p. 5.
23. Alan Macmillan, Ken Booth, and Russell Trood, “Strategic Culture,” Strategic Cultures in the Asia-Pacific Region, Ken Booth and Russell Trood, eds. London: MacMillan Press, Ltd., 1999, p. 8.
24. Ibid., p. 4.
25. Ibid., p. 9.
26. Frederica M. Bunge, ed., Philippines: A Country Study, Washington DC: The Library of Congress, 1984, p. 22.
27. Norman D. Palmer, “SEATO, ASA, MAPHILINDO and ASPAC,” in The ASEAN Reader, K. S. Sandhu, K. S. Sandhu, Reader et al., eds., Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, 1992, p. 27.
28. The 1954 Geneva Armistice agreements barred the former French colonies from becoming members of international organizations prior to the agreed to national elections. See William Appleman Williams, et al., eds., America in Vietnam: A Documentary History, Garden City: Doubleday, 1985, p. 140.
29. Palmer, p. 28.
30. Ibid., p. 29.
31. Ibid.
32. Known as the Rusk-Thanat Agreement after U.S. Secretary of State Dean Rusk and Thai Foreign Minister Thanat Khoman. This bilateral agreement also signaled Bangkok’s apprehension of SEATO’s viability for collective security. See Barbara Leitch LePoer, ed., Thailand: A Country Study, Washington DC: Library of Congress, 1989, pp. 214-215.
33. The Taiwan Relations Act was a Congressional reaction to the Carter administration’s diplomatic recognition of the PRC, and is designed to provide the United States maximum flexibility in preventing a confl ict between two major U.S. trading partners in Asia. As a policy, this act serves to deter aggressive actions of both antagonists. The author deliberately neglected to state which side would be chosen in order to continue the ambiguity that has served this policy so well since its passage. For a full text of the act, as well as the other key documents upon which U.S.-China foreign policy is based, see Kerry Dumbaugh, ed., Taiwan: Texts of the Taiwan Relations Act, the U.S.-China Communiques, and the “Six Assurances,” Washington, DC: The Library of Congress, May 21, 1998, pp. 1-18.
34. Michael Leifer, “The ASEAN Regional Forum,” Adelphi Paper 302, London: The International Institute for Strategic Studies, July 1996, p. 24.
35. Ibid., p. 25.
36. William S. Cohen, United States Security Strategy for the East Asia-Pacific Region, Washington, DC: The Pentagon, November 1998, p. 1.
37. Perry, p. 3.
38. Ibid., p. 14.
39. Ibid., pp. 13-14.
40. Ibid., p. 23.
41. Stackpole, p. 84.
42. Joseph Luns, NATO Facts and Figures, Brussels: NATO Information Service, October 1975, p. 8.
43. See for example, Mutual Defense Treaty Between the Republic of the Philippines and the United States of America, August 30, 1951, available on the internet at http://www.dfa.gov.ph/vfa/content/mdt.htm, accessed October 14, 2002.
44. Michael Chambers, “Rising China: A Threat to its Neighbors?” The Rise of China in Asia: Security Implications, Carolyn W. Pumphrey, ed., Carlisle Barracks, PA: Strategic Studies Institute, January 2002, p. 69.
45. Mohammed Ayoob and Chai-Annan Samudavanija, eds., Leadership Perceptions and National Security: The Southeast Asian Experience, Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, 1989, p. 52. This perception is mirrored by those nations in Southeast Asia on the other side of the ideological line. Vietnam, in particular, learned this lesson following the breakup of the Soviet Union, when the new Russian government ended their stipend to Hanoi and brought home much of their force based at Cam Ranh Bay. Interviews by author in Hanoi, Vietnam, 2001. See also Acharya, p. 49.
46. Ibid., p. 53.
47. “The United States and the Challenge of Asia,” AsiaInt Special Report, November 2001 (journal online), available from the internet at http://www.AsiaInt.com, accessed November 22, 2001. Hereafter as AsiaInt.
48. Dibb, p. 56.
49. Li Jijun, “Lun zhanlue wenhua,” (On Strategic Culture) Zhongguo junshi kexue (China Military), No. 1, 1997, p. 8. As quoted in Andrew Scobell, China and Strategic Culture, Carlisle Barracks, PA: Strategic Studies Institute, May 2002, p. 1.
50. Chairman, Joint Chiefs of Staff, Joint Publication 3-16, Joint Doctrine for Multinational Operations, Washington, DC: The Pentagon, April 5, 2000, pp. II 10-11.
51. Macmillan, pp. 11-12.
52. Cohen, p. 66.
53. Acharya, p. 69.
54. Ronald E. Dolan and Robert L. Worden, eds., Japan: A Country Study, Washington DC: Library of Congress, 1992, p. 40.
55. Ibid., p. 99.
56. Richard P. Cronin, “Asian Economies: The Dynamics of Progress,” Challenges of the Global Century: Report of the Project on Globalization and National Security, Volume II, Stephen J. Flanagan, Ellen L. Frost, and Richard L. Kugler, eds., Stephen J. Flanagan, Ellen L. Frost, and Richard L. Kugler, eds., II Washington, DC: Institute for National Strategic Studies, June 2001, pp. 952-953.
57. K. S. Balakrishnan, “Problems in Malaysia-US Relations: Real or Otherwise?” Asian Defence and Diplomacy, Vol. 9, No. 2, Kuala Lumpur, Malaysia, February 2003, p. 37.
58. Ibid., p. 36.
59. Chandran Jeshurun, “Malaysia: The Delayed Birth of a Strategic Culture,” Strategic Cultures in the Asia-Pacific Region, Ken Booth and Russell Trood, eds., London: MacMillan Press, Ltd., 1999, p. 225.
60. Richard Sokolsky, Angel Rabasa, and C. R. Neu, The Role of Southeast Asia in U.S. Strategy Toward China, Santa Monica: RAND Corporation, 2000, p. 51. See also The Military Balance 2002-2003, London: The International Institute for Strategic Studies, October 2002, pp. 156-158.
61. Anil Netto, “Uproar over anti-terror center in Malaysia,” November 1, 2002, in Asian Times Online, available from http://www.atimes.com, internet, accessed November 4, 2002.
62. Grant Holloway, “Malaysia: First Strike an ‘Act of War,’” December 3, 2002; available from http://europe.cnn.com/2002/WORLD/asiapcf/auspac/12/02/australia.terror.us/index.html, internet, accessed December 9, 2002.
63. “Malaysia Warns Sovereign Violators of ‘Bloody Nose’,” January 3, 2003, available from http://www.vnagency.com.vn/Public/Readnewse.asp?FileN=frac0301.013, internet, accessed January 4, 2003.
64. AsiaInt, p. 12.
65. Sandhu, p. 38.
66. Ibid., p. 40.
67. Ibid., p. 41.
68. Ibid., p. 454.
69. Gilbert Felongco, “Asean armies agree on joint action on terrorism,” November 16, 2001, Gulf News Online Edition, internet, available from http://www.gulf-news.com/Articles/print.asp?ArticleID=32713, internet, accessed November 4, 2002.
70. Acharya, p. 74.
71. Dibbs, p. 56.
72. Leifer, p. 57.
73. PACOM, p. 8.
74. Admiral Dennis C. Blair, statement before the Senate Armed Services Committee on FY2002 Posture Statement, March 27, 2001, as quoted in Carl E. Haselden, Jr., “The Effects of Korean Unifi cation on the US Military Presence in Northeast Asia,” Parameters, No. 32, Winter 2002-03, p. 125.
75. Ibid.
76. Cohen, p. 19.
77. Captain Dennis Mitchell, U.S. Navy, Interview by author, February 20, 2003, Carlisle, PA.
78. Sun Shenglin, “Incident of Sinking of Suspected Ship by Japan Cannot be Explained Clearly,” Beijing Renmin Wang, December 24, 2001, Database on-line, trans. into English by Foreign Broadcast Information Service (FBIS), Document No. CPP20011224000080, Version 1, accessed February 23, 2003.
79. AsiaInt, p. 11. This objective is supported in Banning Garrett and Bonnie Glaser, “China and U.S. At Odds Over Regional Security Architecture,” unpublished paper dated May 1997 presented at the Conference, “US-PRC Security Cooperation in Northeast Asia,” co-hosted by the Asia Pacific Center for Security Studies and the United States Institute of Peace, Honolulu, May 26-28, 1998, p. 15, photocopied.
80. Two News Releases were issued by USFK Public Affairs Offi ce regarding this incident. See USFK News Release No. 021103, “USFK Statement on Acquittal,” November 21, 2002; and USFK News Release No. 021104, “Statement From USFK on Courts-Martial,” November 26, 2002, available at http://www.korea.army.mil/pao/news, internet, accessed January 21, 2003.
81. “‘Full Text’ of White Paper on China’s National Defense in 2002,” Xinhua, December 9, 2002, p. 2, Database on-line, available in English from FBIS, Document No. CPP20021209000086, Version 2; accessed December 20, 2002. Hereafter as “White Paper.”
82. See, for example, Colonel Fang Ning, “Defense Policy in the New Era,” Chinese Views of Future Warfare; Michael Pillsbury, ed., Washington DC: National Defense University, September 1998, p. 48. This concept was also the theme of a speech given by the Vice President of the PLA’s Academy of Military Sciences, LTG Li Jijun to the Army War College Corresponding Studies Class on July 15, 1997. See Li Jijun, Traditional Military Thinking and the Defensive Strategy of China, Carlisle Barracks, PA: Strategic Studies Institute, August 29, 1997, pp. 3-4.
83. Andrew Scobell, China and Strategic Culture, Carlisle, PA: Strategic Studies Institute, May 2002, p. 15.
84. Ibid., p. 16.
85. White Paper, p. 32.
86. Garrett, p. 15.
87. Scobell, p. 3.
88. Bush, p. 9.
89. Richard B. Myers, National Military Strategy of the United States of America: Pre-Decisional Draft, Washington, DC: The Pentagon, September 19, 2002, p. 22.
90. Robyn Lim, “Toward a New Security Architecture for East Asia,” The International Herald Tribune, August, 2001, Opinion section, p. 6, database on-line, available from Lexis-Nexis, accessed October 30, 2002.
91. Douglas T. Stuart and William T. Tow, “A US Strategy for the Asia-Pacific,” Adelphi Paper 299, London: The International Institute for Strategic Studies, December 1995, p. 65.
92. AsiaInt, p. 2.
93. Macmillan, p. 11.
94. I am indebted to Andrew Scobell for this observation.
95. “Concern over ASEAN anti-terror treaty,” CNN.Com, July 29, 2002, internet, http://www.cnn.com/2002/WORLD/asiapcf/southeast/07/28/thailand.powell.asean, internet, accessed November 4, 2002. A complete text of the agreement is available on the U.S. Department of State website. See internet, http://www.state.gov/p/eap/rls/ot/12428pf.htm, internet, accessed November 4, 2002.
96. Holloway, p. 2.
97. Foreign Correspondents Association of the Philippines (FOCAP) Press Meeting with Ambassador Francis Ricciardone,” Manila, RP, July 16, 2002, internet, http://usembassy.state.gov/posts/rp1/wwwhfoc1.html; internet, accessed January 23, 2003.
98. Alastair Iain Johnston, “Thinking About Strategic Culture,” International Security, Vol. 19, No. 4, Spring 1995, p. 63-64; as quoted in Macmillan, p. 17.

BS Ngu Mặc Kha dịch