Chiến-Lược Biển Đông
Home ] Tham-Luận Biển Đông ] Bản-Đồ Nước Triệu km2 ] Nước Việt Hình Chữ S ] Bản-Đồ Căn-Bản ] Hải-Giới Đông-Bắc ] Hải-Phận Việt-Khmer ] [ BaoToBienDong ] Quan-Điểm Cambodia ] Cảng & Đảo Chiến-Lược ] Chi-Tiet Kỹ Thuật (tiếp theo) ] Chi-Tiet Kỹ Thuật ] Công Hàm Bán Nước ] Giới Thiệu Sách Biên Giới ] Hải Phận Triệu Km2 ] Hải Phận Triệu Km2 (Tiếp) ] Hải Phận Valencia ] TàiLiệu PhápLý ] Law of the Sea ] RVN WhitePaper75 ] Covington&Burling ] VN Sovereignty ] SRVN's View ] Taiwan Analysis ] HảiChiến TheoTrungCộng ] HoàngSa HảiChiến CTCT ] NguyễnNhã-NghiênCứu HoàngSa ]

Hiệu ứng Coriolis và Bán Nguyệt An-toàn

 

Hiệu ứng Coriolis

Theo Nguyên Long trong bài Bão và Người (Vietsciences-   26/10/2005)

Hiệu ứng Coriolis là một lực quán tính (nôm na là lực trớn), mô tả bởi nhà toán học Tây thế kỷ 19 tên là Gustave - Gaspard Coriolis năm 1835. Coriolis bày tỏ rằng, nếu luật chuyển động của Newton tác động lên một động tử (vật tử đang di chuyển) trong mặt chứa xoay tròn (như trái đất chẳng hạn), một lực quán tính - phát sinh và tác động về phía bên phải của động tử nếu mặt chứa xoay nguợc chiều kim đồng hồ hay về phía bên trái của động tử ấy nếu mặt chứa thuận chiều kim đồng hồ - phải đuợc bao gồm trong những đẳng thức về động tử .
Hiệu ứng Coriolis rõ ràng làm lệch huớng của một vật di chuyển trong một hệ thống toạ độ xoay tròn . vật thể không thực sự lệch huớng của nó nhưng có vẻ như thế vì chuyển động của hệ thống tọa độ (the coordinate system).
Hiện tuợng khoa học càng rõ rệt khi chúng ở trong tình trạng khác thuờng hoặc trong trạng thái cực độ. Thời gian đi chậm lại và phi thuyền ngắn đi chỉ đuợc thấy rõ khi ở vận tốc cực độ . Lạ lùng hơn, ở những nơi khí hậu cực độ mà nhiệt độ không khí nóng hơn thân nhiệt (37 độ C) ta phải mặc áo cho mát chứ không nên cởi áo cho mát . Vào mùa đông khi nhiệt độ xuống độ âm, nhà bạn bị mất điện nghĩa là máy suởi bất khiển dụng, khắp nơi buốt giá, bạn nên ... thò tay vào tủ lạnh cho ấm. Hehehe ngộ heng.
Hiệu ứng Coriolis cũng thế . Nó thể hiện rõ ràng nhất trên con đuờng của một vật tử di chuyển dọc theo kinh tuyến trái đất . Trên mặt đất một vật di chuyển dọc theo trục Bắc Nam sẽ bị lệch qua bên tay phải nguời quan sát đứng ở bắc cực, nếu ở bắc bán cầu; lệch trái nếu ở nam bán cầu. Có 2 lý do cho hiện tuợng này : Đầu tiên, trái đất xoay theo huớng đông và thứ nhì, tốc độ luợng giác của một điểm trên trái đất là một hàm số kinh tuyến (tốc độ bằng zero ở cực và tăng tiến tối đa ở xích đạo). Điều này, nếu một viên đạn tầm xa đuợc bắn về huớng bắc từ một điểm ở xích đạo, đạn đạo sẽ lệch qua huớng đông . Sự sai lệch này xảy ra vì đạn đạo di chuyển qua huớng đông nhanh hơn ở xích đạo hơn ở cực. Giống như vậy, nếu bắn viên đạn về huớng xích đạo từ bắc cực, đạn đạo sẽ vạch một đuờng lệch qua bên phải con đuờng nó đã nhắm. Truờng hợp này, mục tiêu phải di chuyển về huớng đông truớc khi viên đạn chạm mục tiêu vì ở xích đạo, mục tiêu di chuyển nhanh hơn. Để chúng tôi giải thích cụ thể hơn.
Chu vi trái đất là 24000 miles. Trái đất xoay 24 giờ hoàn tất 24 ngàn miles. Như vậy, một điểm cố định như mũi Cà Mau di chuyển qua bên phải 1000 miles một giờ trong khi một điểm ở giữa bắc cực không dời chỗ. Nếu Bin Laden bắn 1 viên đạn từ bắc cực nhắm vào Cà Mau, và nếu viên đạn đi hết một tiếng đồng hồ, rất có thể thằng Thái Lan lãnh búa.
Hiệu ứng Coriolis do đó liên hệ với chuyển động của vật thể, chuyển động của trái đất và kinh tuyến. Hiệu ứng này có ý nghĩa rất quan trọng trong thiên văn và trong thiên thể động học, trong đó nó đóng vai trò kiểm soát huớng xoay của các nhiễu điểm mặt trời . Nó cũng quan trọngtrong khoa học trái đất, đặc biệt ngành khí tuợng, địa lý và khảo sát đại duơng trong đó trái đất là một mặt xoay và mọi chuyển động trên nó chịu ảnh huởng gia tốc bởi lực đã kể. Điều này, lực Coriolis minh họa nổi bật trong nghiên cứu về khí động học trong đó nó ảnh huởng sức gió, sức xoáy của bão và trong thủy quyển, (tức nuớc biển đó)nó ảnh huởng đến các luồng nuớc trong đại duơng.

Thưa các bạn. Bây giờ chắc các bạn hiểu tại sao bão, gió lốc ở bắc bán cầu luôn xoáy ngược chiều kim đồng hồ và ở nam bán cầu luôn xoáy theo chiều kim đồng hồ rồi chứ. Chính là hiệu ứng Coriolis đấy. Xem dự báo thời tiết thấy người ta dùng hình vi tính minh họa cơn bão giống như cái chong chóng xoay ngược chiều kim đồng hồ vì Mỹ ở Bắc Bán cầu. Không chỉ bão, ngay cả khi bạn xả nước bồn tắm  hay xả nước bồn rửa chén, nước cũng xoáy ngược chiều kim đồng hồ. Các bạn vào bồn tắm làm thử xem. Sau đó gọi điện thoại cho người quen ở bên Úc, bảo họ xả nước bồn tắm xem có phải bên Úc, nước bồn tắm xoáy theo chiều kim đồng hồ hay không. Hiệu ứng Coriolis cả đấy!

 

An Toàn - Bão Biển Đông

Hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa cũng như các vùng biển san-hô Biển Đông khác, bao gồm các đảo nhỏ bé trơ trụi, không phải là chỗ tránh bão lý-tưởng. Gió mạnh gây đứt neo, con tàu sẽ bị tông vào san-hô trong khoảnh-khắc và chìm.

Mỗi khi các đài khí-tượng thông-báo có bão (typhoon) tới, các tàu thuyền thường vội vã di-tản khỏi vùng ngay.

Trường-hợp không kịp, phải cố chạy về phía Nam, làm sao nằm được trong "bán-nguyệt an-toàn" (BNAT) của bão. Trong thế-chiến II, Hạm-đội Hoa-Kỳ một lần đã bị thiệt-hại nặng vì bão như vậy ở ngoài biển Phi-luật-Tân chỉ vì phải tiếp-tục hành-quân, không kịp lẩn trốn.

 Tại vùng bán-nguyệt an-toàn, sức gió nhẹ hơn phía bán-nguyệt kia khá nhiều.

Thí dụ (cho dễ hiểu với cơn bão di-chuyển 15 gút,  gió xoáy là 40gút)

Tại Bán nguyệt Nguy-hiểm, sức gió =40+15 tức 55 gút. Trong khi đó sức gió tại vùng Bán-nguyệt An-toàn =40 – 15 tức 25 gút mà thôi!   

 

Đường đi của bão đã được ghi-nhận hàng trăm năm, do kinh-nghiệm người ta đã hiểu cách tránh bão ra sao và thông-báo cho tàu thuyền biết, kịp thời lẩn tránh.

Hai lần Trung-Cộng hành-quân lớn, chiếm trọn Hoàng-Sa (19 tháng 1 năm 1974) và nuốt gọn 7 đảo Trường-Sa (14 tháng 3 năm 1988), chúng đều khởi-sự ồ-ạt chuyển quân xuống Biển Đông trong mùa biển ít bão tố.

Qua các tài-liệu lịch-sử, người ta đọc được nhiều lần thiên-tai khủng-khiếp gây thiệt hại sinh-mạng và tài-sản cho nước ta. Vì người dân đói khổ nên quốc-gia loạn lạc. Tai-nạn ngoài Biển Đông mang đến chết chóc, mất tích, tản-lạc cho ngư-phủ như:

* Vào đầu thế-kỷ 18, bão thổi thuyền bè của đội Hoàng-Sa ra biển sang Hải-Nam. Hai nhân-viên được người Tàu cứu và được trả về sau đó.

* Vào thời Nam-Bắc phân-tranh, khi hai hạm-đội chuẩn-bị tác-chiến thì bão thổi tới. Chiến-thuyền đôi bên rời nhau để chạy trốn nhưng không kịp. Một số bị chìm, một số bị thổi ra biển. Có chiếc trôi ra Hoàng-Sa, có chiếc giạt tới Hải-Nam.

 

Ðường đi tiêu-chuẩn của các trân bão trong những tháng 7, 8, 9, 10 Mùa mưa bão ở các tỉnh miền Bắc thường đến sớm hơn các tỉnh miền Trung khoảng 1 đến 2 tháng.

 

Thiên-tai về bão-tố đẩy thuyền ra Hoàng-Sa cũng là một yếu-tố để chứng-minh dân địa-phương như người Việt chúng ta đã đến Hoàng-Sa Trường-Sa, do vô-tình hay cố-ý từ nhiều ngàn năm xưa. Người Việt cũng như các người Đông-Nam-Á khác đã khám-phá các đảo ngoài Biển Đông ngay từ khi phát-minh ghe thuyền, không chờ đợi đến khi người Trung-Hoa hàng ngàn vạn dặm xa-xăm đến đây để ghi công hão!